0868.288.158

Bác sĩ nha khoa chuyên sâu giải đáp: Niềng răng khi mang thai có được không?

Niềng răng khi mang thai có được không là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết ngay sau đây, Nha khoa Phú Hòa Luxury sẽ giúp bạn giải quyết tất cả thắc mắc liên quan đến vấn đề này. 

Nguyên nhân dẫn đến việc niềng răng khi mang thai

Nguyên nhân chủ quan

Thời gian để niềng răng trung bình thường khá dài, phải từ 1.5 đến 2 năm. Nhiều người thường bận rộn với các công việc hàng ngày, gia đình. Lo ngại mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp nên nhiều người thường lần lữa. Đến khi mang thai, thấy có nhiều thời gian rảnh, thì muốn tranh thủ thời gian để niềng răng. Nhằm cải thiện tình trạng sai lệch răng miệng của mình.

Niềng răng có thai được không nguyên nhân
Khi mang thai, thấy có nhiều thời gian rảnh, mẹ bầu muốn tranh thủ thời gian để niềng răng

Nguyên nhân khách quan

Việc mang thai khi niềng răng cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu chưa có sự chuẩn bị trước. Trong quá trình niềng răng mới phát hiện là mình mang thai. Mặc dù mang thai và niềng răng là hai vấn đề khác biệt và không hề liên quan đến nhau. Tuy nhiên nếu bắt gặp trường hợp này, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu các thông tin có liên quan. Hoặc đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ. Nhằm phòng tránh tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và bé.

liên hệ

Niềng răng khi mang thai có bị ảnh hưởng gì không?

Mang thai niềng răng ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dinh dưỡng

Trên thực tế, niềng răng là phương pháp sử dụng các loại khí cụ, tác động vào hàm. Để đưa răng về vị trí đúng của nó. Nên nhiều người thường cho rằng quá trình niềng răng này không hề có ảnh hưởng gì đến việc mang thai của mẹ bầu. Nhưng việc sử dụng niềng răng có thể ảnh hưởng đến sự bổ sung dinh dưỡng của bà bầu. Việc phải đến nha khoa thường xuyên để thay đổi lực siết và lực kéo niềng răng cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và không được thoải mái.

Niềng răng khi mang thai chán ăn
Mang thai niềng răng ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dinh dưỡng

Việc mang thai ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng

Thông thường trong quá trình niềng răng, người niềng sẽ phải đến tái khám đúng hẹn. Để các bác sĩ có thể theo dõi sự dịch chuyển của răng và có biện pháp điều chỉnh mắc cài hoặc khay niềng tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, việc di chuyển thường bị hạn chế. Sức khỏe cũng không thật sự đảm bảo. Nên khó có thể đến tái khám đúng hẹn. Điều này khiến hiệu quả niềng răng không được như mong muốn.

Chụp x-quang niềng răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi

Chụp x-quang là việc làm gần như bắt buộc trong quá trình niềng răng. Từ kết quả chụp hình này, bác sĩ mới có thể đánh giá được chính xác tình hình sai lệch của răng miệng. Và đưa ra được những tư vấn cùng phương pháp niềng răng tốt nhất cho người niềng.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu nha khoa, tia x có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Nó có thể gây nên những dị tật bẩm sinh, gây ung thư, bệnh bạch cầu cho bé. Mặc dù nguy cơ này không cao, nhưng nếu bác sĩ chụp hình cho bạn không biết bạn đang mang thai. Thì có thể không chú ý đến nồng độ tia x. Và hậu quả sau này đối với bé rất khó kiểm soát.

Thuốc gây mê và thuốc kháng sinh uống trong niềng răng ảnh hưởng đến bé

Khi niềng răng có một số trường hợp cần phải nhổ bỏ răng để tạo ra khoảng trống để răng dịch chuyển. Trong quá trình nhổ răng này, cần phải sử dụng thuốc tê. Sau đó phải dùng thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở răng mới nhổ.

Có thai niềng răng được không thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh uống trong quá trình niềng răng có thể ảnh hưởng đến bé

Nếu bác sĩ niềng răng không biết bạn đang mang thai, họ có thể sử dụng thuốc tê với liều lượng cao hơn. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hoặc kê thuốc kháng sinh cho bạn sử dụng. Kháng sinh sau đó sẽ vượt qua hàng rào nhau thai. Ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Có thể khiến thai nhi bị dị tật, thậm chí là tử vong.

liên hệ

Đang niềng răng mà mang thai phải làm sao?

Như đã đề cập đến ở phần trên, việc niềng răng khi mang thai có thể xảy ra ngoài ý muốn của mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu nên:

  • Có tâm lý thoải mái. Khi mang thai, nếu như tâm lý mẹ bị ảnh hưởng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Tham khảo các thông tin trên Internet về sự ảnh hưởng của việc niềng răng đến thai nhi. Sau đó đưa ra quyết định phù hợp và tốt nhất cho mình.
  • Nếu bạn quyết định tiếp tục niềng răng, hãy báo cho bác sĩ nha khoa của bạn rằng mình đang mang thai. Để họ đưa ra những lời khuyên về chế độ chăm sóc khi niềng. Cũng như có sự điều chỉnh phù hợp nhất cho kế hoạch niềng răng của bạn. Nhằm đảm bảo hiệu quả niềng răng ở mức tối đa nhất.
  • Nếu bạn không muốn niềng răng, thì cũng nên liên hệ với bác sĩ. Để họ tiến hành tháo khí cụ niềng răng cho bạn. Tuyệt đối không được tháo niềng răng tại nhà. Vì trong quá trình tháo niềng răng, khí cụ có thể bị bung, vỡ và bạn có thể nuốt phải chúng. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Niềng răng khi mang thai tâm lý thoải mái
Mang thai khi niềng răng bạn cần có tâm lý thoải mái

liên hệ

 

Các giai đoạn niềng răng khi mang thai cần chú ý

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ

Khi niềng răng trong giai đoạn này, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà mẹ bầu cần làm đó là thông báo cho bác sĩ niềng răng của mình. Để các bác sĩ có sự điều chỉnh thích hợp về việc sử dụng máy chụp x-quang, kế hoạch thăm khám. Và cả việc thay đổi lực tác động lên khí cụ niềng răng. Nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, 3 tháng đầu cũng là lúc mẹ bầu bị nghén. Việc ăn uống trở nên khó khăn và các món ăn thì thường rất đa dạng. Chính vì thế, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mình. Đồng thời có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Để răng miệng chắc khỏe và không gặp các bệnh lý trong quá trình niềng răng.

Niềng răng khi mang thai 3 tháng đầu
3 Tháng đầu khi niềng răng bạn cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Giai đoạn 6 tháng tiếp theo

Trong giai đoạn 6 tháng tiếp theo, mẹ bầu đã có cảm giác dễ chịu hơn. Lúc này khi đến tái khám và thay mắc cài hoặc khay niềng tại nha khoa. Bạn nên lưu ý bác sĩ điều chỉnh lực siết và lực tác động phù hợp. Tránh tình trạng răng bị siết chặt quá mức, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé. Ngoài ra, chế độ chăm sóc răng miệng vẫn cần được lưu ý. Mẹ bầu nên kết hợp sử dụng các loại nước súc miệng cùng bàn chải và loại kem đánh răng nhiều Flour. Để tăng hiệu quả làm sạch răng.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi lúc này khó có thể dự đoán chính xác thời gian bé yêu ra đời. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này của bé. Chính vì thế, bạn nên yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài, khay niềng. Và sử dụng hàm duy trì niềng răng sau đó, để kết quả niềng răng đạt mức tối đa. Sức khỏe của bé cũng sẽ được đảm bảo hơn.

Niềng răng mang thai 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn nên yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài, khay niềng và dùng hàm duy trì

liên hệ

Những lưu ý khi mang thai niềng răng

Dưới đây là những lưu ý cần thiết cho bạn khi lựa chọn niềng răng lúc mang thai:

  • Chỉ thực hiện niềng răng khi sức khỏe của mẹ và bé ổn định bình thường. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên niềng răng hay không
  • Với những trường hợp đang niềng răng mà mang thai và sức khỏe không thật sự tốt. Thì mẹ bầu nên tạm dừng niềng răng và đợi sau khi sinh bé hãy tiếp tục quá trình niềng răng của mình
  • Nếu mẹ bầu và bé có sức khỏe tốt, muốn niềng răng. Thì cần phải thận trọng trong quá trình sử dụng cũng như các giai đoạn của quá trình niềng răng. Nên chuẩn bị tâm lý tốt và chọn lựa một cơ sở niềng răng an toàn với các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề niềng răng khi mang thai. Liên hệ Hotline: 0868 288 158, Website: https://nhakhoaphuhoaluxury.com/. Hoặc địa chỉ: Nguyễn Lam, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội. Để được giải đáp tất cả thắc mắc của mình, bạn nhé!

liên hệ niềng răng

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *