Sâu răng là gì?

Sâu răng được xem là một bệnh phá hoại cấu trúc răng, do vi khuẩn gây nên. Nếu nhưng chúng ta không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng, rụng răng, thậm chí là tử vong đối với những trường hợp nặng.

Bệnh sâu răng phổ biến trên thế giới. Thậm chí sâu răng còn lan nhanh và khiến mọi người phải thay đổi chế độ ăn uống.

Có nhiều cách để phân loại dạng sâu răng. Tuy nhiên, sự tiến triển của chúng vẫn là tương tự nhau và gây ra những nguy hiểm cho con người. Ban đầu, bệnh biểu hiện chỉ là một vùng nhỏ có độ xốp, sau đó phát triển thành một lỗ hỏng lớn màu nâu. Chúng ta có thể nhìn thấy vùng sâu răng. Thế nhưng, với tia x-quang thì chúng ta mới thấy được toàn diệ, đánh giá được mức độ tổn thương răng.

Nguyên nhân gây sâu răng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Răng xuất hiện đốm trắng

Đốm trắng đục xuất hiện trên răng chính là triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể nhận biết được khi bị sâu răng. Vi khuẩn đã làm mất đi các khoáng chất có trong men răng, do đó làm hao mòn canxi và làm xuất hiện đốm trắng.

Răng có màu sẫm

Sâu răng gây nên tình trạng rối loạn dinh dưỡng trong răng. Nếu như răng không đươc nuôi bằng dưỡng chất cần thiết thì tủy sẽ chuyển sang màu sẫm. Nếu tình trạng này kéo dài thì răng sẽ bị rụng do thiếu đi dưỡng chất.

Đau răng

Khi sâu răng đã phát triển thì sẽ thường xuyên gây nên những cơn đau răng. đặc biệt, khi bạn mới ăn uống xong. Thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện những cơn đau nhói, cơn đau âm ỉ trong vài giờ đồng hồ mới chấm dứt.

Miệng có mùi hôi

Các lỗ sâu ban đầu có kích thước nhỏ, sau đó phát triển thành lỗ lớn. Vi khuẩn sẽ tích tụ và lấp đầy trong các lỗ này để phá hủy men răng, Dần dần, chúng gây ra hôi miệng hay những mùi vị khác nhau khiến bạn thấy khó chịu

Răng nhạy cảm

Mỗi chiếc răng đều có dây thần kinh ở bên trong và là nguồn máu nuôi dưỡng rănh. Thế nhưng, khi lỗ sâu đã lớn thì dây thần kinh bị lộ ra ngoài, một số trường hợp dây thần kinh bị phá hủy. Do đó, bạn dễ bị nhạy cảm bởi thức ăn, đồ uống

Lỗ hỏng trên răng

Lỗ hỏng lớn cũng được xem là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sâu răng. Tuy nhiên, khi bạn có thể nhìn thấy được những lỗ hỏng này thì sâu răng đã chuyển biến đến giai đoạn nghiêm trọng hơn. Hãy đến khám bác sĩ để chắc chắn hơn nhé.

Răng có đốm đen

Nếu bạn thấy có những đốm đen mềm, dính trên răng thì đó là lúc lỗ sâu đang phát triển. Lỗ sâu cũng khiến răng bị tối màu hơn, dẫn đến tình trạng răng gãy, vỡ hay sứt mẻ. Đốm đen gây mất tính thẩm mỹ, khiến bạn ăn uống khó khăn hơn.

Chảy máu răng

Khi bạn đánh răng, hoặc bạn chẳng làm gì cả, nhưng răng vẫn chảy máu. Đó là do các dây thần kinh đã bị tổn thương, dẫn đến kích thích lợi gây chảy máu. Bạn hãy cẩn thận với biểu hiện này và đi khám nha sĩ kịp thời nhé.

Sưng lợi

Sâu răng gây hoại tử dây thần kinh, dẫn đến sưng lợi ngay tại vi trí đó. Sưng lợi thường đi kèm với đau răng. Sưng lợi cũng cho thấy răng đã bị nhiễm trùng và nguy cơ hỏng răng là rất lớn.

Hậu quả sâu răng

Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau răng, sốt, ăn nhai khó khăn, sưng má. Nếu nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, phát sinh hậu quả sau:

« Người bệnh ăn uống hạn chế, chán ăn. Cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, dần dần bị suy nhược và giảm cân

« Sâu răng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như nhiễm trùng nướu tụt nướu, răng sâu lây lan sang các răng khác.

« Lỗ hỏng sâu dần càng lớn thì càng phá hủy tủy. Nếu như tủy chết thì cần nhổ bỏ răng vì lúc này răng đã không còn nguồn nuôi sống, không thể chống đỡ được chân răng.

« Khi người bệnh bị sâu răng, hơi thở sẽ có mùi, người bệnh mất tự tin trước đám đông. Họ cũng không còn thoải mái khi nói chuyện, do đó ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống người bệnh.

« Khi sâu răng nặng, người bệnh mất rất nhiều tiền, thời gian để chữa trị. Sau khi chữa trị, người bệnh cũng cần phải chú ý nhiều hơn đến việc ăn uống, sinh hoạt để sâu răng không quay trở lại.

Một số người coi thường bệnh sâu răng, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng bệnh lý như bị áp xe răng, hỏng răng, mất răng, gặp vấn đề về ăn nhai, nhiễm trùng răng, thậm chí là tử vong. Để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra về sâu răng, bạn hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh lý và điều trị nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị răng sâu

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Khi răng mới chớm sâu, xuất hiện đốm trắng và các chấm đen li ti thì bạn có thể điều trị ngay tại nhà bằng cách sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Một số loại dược liệu có khả năng chống viêm và tính sát trùng cao như tỏi, trà xanh, gừng, bạc hòa, hoa cúc, lá bàng sẽ giúp loại bỏ sâu răng khi mới hình thành.

Mặc dù vậy, các biểu hiện sâu răng ở giai đoạn này rất khó phát hiện, bạn nên đi khám nha sĩ thường xuyên để phát hiện sâu răng. Việc điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên lúc này cũng dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt. Một lời khuyên nữa cho bạn đó là việc tự điều trị sâu răng cần nhiều thời gian và sự kiên trì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những biện pháp tốt nhất nhé.

Hàn trám răng

Một số trường hợp răng sâu không quá nghiêm trọng thì sẽ được tiến hành bằng cách hàn trám để bảo tồn tối đa cho răng. Thế nhưng, bác sĩ cũng sẽ phải lên phác đồ điều trị cẩn thận cho bạn.

Hàn trám răng có hiệu quả đối với những người bệnh có lỗ sâu răng nhỏ, hàm răng vẫn còn chắc khỏe và chưa bị viêm. Hàn trám răng có kỹ thuật thực hiện đơn giản, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám như GIC, Composite, Amangam để trám lại lỗ răng, giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng khác.

Nhược điểm của hàn trám răng đó là vật liệu dễ bị bung ra nếu bạn chăm sóc răng miệng không tốt. Lúc này, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển mạnh và gây ra sâu răng. Vết trám cũng rất dễ nhận biết và có thể gây mất tính thẩm mỹ.

Bọc răng sứ

Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Muốn bọc sứ, bạn trước tiên sẽ phải mài răng theo tỷ lệ nhất định. Sau đó chụp mão sứ lên trên để bảo vệ răng thật bên trong. Với những trường hợp răng sâu gây mẻ răng, vỡ răng hay răng sâu đã điều trị tủy thì việc bọc sứ sẽ mang đến hiệu quả cao, hơn là hàn trám răng.

Bọc răng sứ sử dụng công nghệ hiện đại, bọc kín chiếc răng sâu, từ đó giúp điều trị và ngừa sâu răng hiệu quả, lại mang đến thẩm mỹ cao, cho hàm răng đẹp tự nhiên như răng thật. Những loại răng sứ được đánh giá cao cấp và có tuổi thọ cao nhất hiện nay là Nacera hay Zirconia, bạn có thể sử dụng lên tới 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Bên cạnh đó, hầu hết răng sứ đều có chế độ bảo hành nên bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều.

Nhổ răng

Khi bị sâu răng, bất kể là sâu răng nào thì bạn cũng cần có phương án điều trị hợp lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Và có một nguyên tắc là răng chỉ nhổ đi khi không thể bảo tồn được.

Khi răng bị sâu nghiêm trọng, sâu đã ăn lan sang tủy gây nhiễm trùng răng miệng, răng bị lung lay nhiều do viêm nha chu, răng mọc lệch gây tai biến thì lúc này, nhổ bỏ chính là giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ răng bên cạnh và đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Việc nhỏ răng lúc này không quá phức tạp. Kỹ thuật nhổ răng đang ngày càng phát triển, giảm thiểu được sự đau đớn cho người bệnh nên an toàn, và không gây ra nguy hiểm. Thế nhưng, bạn vẫn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là có biện pháp chăm sóc răng sau khi nhổ để sâu răng không quay lại.

Giá điều trị sâu răng

Chi phí để điều trị sâu răng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sâu răng và đơn vị nha khoa mà bạn lựa chọn để điều trị. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị, lựa chọn chất liệu cũng ảnh hưởng đến chi phí cuối cùng. Bạn có thể lựa chọn hàm trám răng, bọc sứ hay nhổ răng với những mức giá khác nhau.

Trước khi biết được chính xác chi phí điều trị, bác sĩ sẽ khám tổng quát và tư vấn điều trị sâu răng, đưa ra những sự lựa chọn cho người bệnh và báo giá cụ thể.

Bảng giá Nha Khoa Phú Hòa Luxury

Quy trình điều trị sâu răng tại Nha khoa Phú Hòa luxury

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đây sẽ bước để xác định mức độ sâu răng của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ cho bạn thấy hình ảnh các lỗ sâu để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất. Đó có thể làm hàn trám, bọc sứ hay nhổ răng.

Một số trường hợp có thể làm các xét nghiệm máu, chụp x-quang hay các chỉ định khám liên quan khác, đảm bảo xác đúng tình trạng người bệnh.

Bên cạnh đó, bác cũng tiến hành làm sạch răng cho bạn, lấy cao răng, cạo vôi để ngăn chặn vi khuẩn, các mảng bám thức ăn thừa, cho hàm răng được trắng và sáng hơn.

Bước 2: Gây tê

Bước gây tê được thực hiện tại chỗ, cho những trường hợp răng sâu bị tổn thương nhiều và buộc phải điều trị tủy.

Gây tê giúp người bệnh bớt đau đớn, thoải mái và dễ chịu hơn. Quá trình này còn cố định vị trí giúp bác sĩ thao tác thuận lợi, không để xảy ra sai sót hay nguy hiểm nào.

Thuốc tê phải là thuốc đạt tiêu chuẩn y tế, tiêm với liều thích hợp, vừa phải để khi nhổ răng hay sau khi nhổ người bệnh quen với thuốc, và không bị đau.

Bước 3: Điều trị sâu răng

Điều trị tủy để chữa sâu răng: Mọi thao tác từ mở tủy, bơm rửa, tạo hình ống tủy để loại bỏ vi khuẩn, hàn và trám lại răng đều được thực hiện nhẹ nhàng, an toàn dưới sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa chuyên dụng, và các dụng cụ đều được vô trùng sạch sẽ.

Vét ngà, nạo sạch lỗ sâu: Quá trình này được thực hiện bằng ống nạo ngà qua vô trùng. Bác sĩ sẽ loại bỏ thức ăn thừa, phần sâu trên răng, làm sạch và ngăn chặn sự phát triển của răng sâu, đồng thời ngăn chặn sự tái phát của bệnh sau khi điều trị xong.

Người bệnh cần chú ý, kết quả điều trị sẽ đạt được ở các mức khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng của mỗi người. Nhưng vẫn đảm bảo điều trị toàn diện sâu răng và ngăn ngừa mầm bệnh về sau.

Cảm nhận khách hàng

Cách phòng ngừa sâu răng tại nhà