Trồng răng implant là gì? Công nghệ và các trường hợp nào thì nên trồng răng? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp bằng bài viết ngay dưới đây.
Tìm hiểu về trồng răng Implant
Implant nha khoa là gì?
Implant nha khoa là kỹ thuật cấy ghép hiện đại được thực hiện chủ yếu trong phương pháp trồng răng implant và cắm vít niềng răng.
- Trồng răng implant: là phương pháp cấy ghép hỗ trợ phục hình răng dựa trên cơ sở của quá trình sinh học osseointegration. Quá trình sinh học này sẽ tạo dựng một loại liên kết đặc biệt giữa phần trụ cắm với xương hàm. Từ đó tạo nên một khung xương chắc chắc cho những chiếc răng bị mất. Tạo điều kiện tốt cho việc phục hình răng sau này. Sau quá trình trồng răng implant. Chiếc răng mới được trồng sẽ có hình dạng và chức năng y hệt như răng thật.
- Cắm vít niềng răng: Đâycũng là phương pháp dùng trụ implant nha khoa để cố định chân răng. Chúng được sử dụng trong niềng răng với mục đích giữ cố định chân răng ở vị trí đúng. Nhằm hạn chế khả năng xô lệch của răng cần niềng. Bởi chỉ phục vụ mục đích giữ cố định chân răng nên các trụ implant được sử dụng trong cắm vít niềng răng sẽ có kích thước nhỏ hơn so với trụ implant trong trồng răng.
Cấu tạo Implant
Implant nha khoa có cấu trúc cơ bản gồm 3 thành phần: Trụ implant, abutment và mão sứ.
- Trụ implant:
Trụ implant được cấu tạo chủ yếu bằng titanium. Titanium được tìm thấy vào năm 1952 bởi GS Per Ingvar Branemark – Một chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình. Đây được xem là một phát hiện quan trọng có vai trò mở đường cho công nghệ nha khoa hiện đại. Bởi titanium là một loại vật liệu đặc biệt, nó có thể kết nối với xương người. An toàn và không bị cơ thể đào thải. Ngày nay loại chất liệu này cũng được sử dụng nhiều trong các trường hợp cấy ghép hay phẫu thuật nha khoa.
Trụ implant khi đặt vào khung xương hàm sẽ sản sinh ra màng sinh học kết nối với khung xương thật. Trong quá trình đặt trụ, quá trình tương thích sẽ xảy ra. Và trụ implant sẽ đóng vai trò như một chân răng thật.
Trụ implant được thiết kế giống như một chiếc đinh ốc, có dạng xoắn xuôi chiều. Hình dạng này giúp trụ implant dễ dàng đi vào bên trong khung xương giúp phục hình răng sau này.
- Abutment:
Abutment đóng vai trò kết nối trụ implant và thân răng giả. Chúng được cấu tạo chủ yếu bằng kim loại, có thể bằng sứ. Hoặc các hợp chất kim loại khác. Thiết kế của Abutment giống hệt như một chiếc vít hình trụ với 2 đầu là kim loại. Chúng thường được lắp vào trụ implant sau khi trụ đã tương thích với khung xương hàm.
- Mão sứ:
Mão sứ ( hay thân răng giả ) là thành phần cuối cùng của implant. Chúng có tạo hình giống y hệt một chiếc răng thật và rỗng bên trong. Người trồng răng có thể lựa chọn thoải mái các chất liệu để làm mão sứ từ răng sứ kim loại đến răng sứ toàn sứ. Sau quá trình lấy dấu răng, mão sứ sẽ có kích thước, hình dạng, màu sắc y hệt như chiếc răng đã mất của người trồng. Sau đó mão sứ sẽ được kết nối với trụ implant thông qua abutment. Để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.
Mão răng sứ đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng phục hình cao trong trường hợp người bị mất răng và muốn trồng răng.
Ưu điểm của trồng răng implant
Phục hồi chức năng ăn uống của răng đã mất
Một chiếc răng mất đi đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai của chiếc răng đó không còn tồn tại. Khi đó lực tác động và cơ chế hoạt động của những chiếc răng còn lại cũng bị ảnh hưởng. Lâu dần, toàn bộ khung xương hàm cũng sẽ phải chịu những tác động tiêu cực của việc mất răng.
Sau khi trồng răng implant, vị trí của răng bị mất đã được thay thế bằng một chiếc răng khác. Và nó thực hiện được tất cả chức năng mà chiếc răng bị mất đảm nhận. Nhờ đó mà lực tác động lên cả hàm răng sẽ được phân bố đều và ổn định hơn. Quá trình ăn uống cũng diễn ra một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Hạn chế tối đa bệnh lý răng miệng
Răng mất đi sẽ để lại những khoảng trống. Mà những khoảng trống này sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Tại đây vi khuẩn tích tụ sẽ ngày một nhiều. Dễ xảy ra tình trạng viêm lợi, viêm nướu hơn. Nếu không được điều trị hoặc trồng răng kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm sau này.
Sau khi răng implant được trồng vào, khoảng trống sẽ được lấp đầy. Chiếc răng mới sẽ làm giảm tình trạng tích tụ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm đặc biệt hiện tượng tiêu xương sẽ không xảy ra. Ngoài ra khi trồng răng xong, việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Khắc phục hoàn toàn khiếm khuyết răng miệng
Nếu khi xưa bạn tự ti vì chiếc răng bị mất, thì bây giờ bạn sẽ không còn ngại ngần gì nữa. Vì chiếc răng mới được trồng giống y chiếc răng thật. Mà người ngoài nhìn vào không hề biết bạn trồng răng. Trồng răng implant đem lại sự thay đổi mới trên gương mặt của bạn. Tích cực và đẹp hơn rất nhiều.
Cải thiện phát âm
Sở dĩ con người có thể phát âm được là nhờ sự kết hợp giữa lưỡi và khoảng trống ở răng. Nếu răng bị mất đi thì khoảng trống sẽ tăng lên dẫn đến việc nói ngọng hoặc phát âm không chính xác. Việc trồng răng implant sẽ hạn chế những khoảng trống đó, đem lại khả năng phát âm chuẩn, chính xác cho người trồng răng.
Công nghệ, kỹ thuật cấy ghép Implant nha khoa
Lịch sử implant, người ta đã từng thực hiện nhiều ca cấy ghép răng. Tuy nhiên, phương tiện lúc bấy giờ rất thô sơ và chất liệu chủ yếu để trồng răng là vỏ sò. Gỗ mài nhỏ hoặc thậm chí là ngà voi. Đến khoảng thế kỷ 19 thì nguồn vật liệu này được nâng cấp lên thành vàng, bạc kim hoặc kim cương. Tuy nhiên, hầu hết kết quả đạt được đều không khả quan và thời gian sử dụng bị hạn chế.
Cho đến 1952, GS. Per-Ingar Branemark một nha sĩ tại Thụy Điển qua một thí nghiệm cấy ghép với thỏ đã tìm ra titanium – Một hợp chất tương thích hoàn toàn với cấu trúc xương động vật và đặc biệt là con người. Đây là một phát hiện vĩ đại và đặt điểm khởi đầu cho công nghệ cấy ghép implant hiện nay.
Công nghệ cấy ghép implant dựa trên sự tích hợp xương cho phép cấy ghép từ một đến nhiều trụ răng giả lên khuôn hàm răng thật. Và giúp khắc phục triệt để những khiếm khuyết răng miệng do mất răng gây ra.
Các kỹ thuật thực hiện cấy ghép không quá phức tạp thế nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ và chuyên môn đảm bảo. Kỹ thuật này bao gồm việc lên kế hoạch điều trị thông qua các cân nhắc về cơ sinh học của bệnh nhân. Các thao tác trong khi đặt trụ và những lưu ý sau trồng để có kết quả tốt nhất.
Các phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng toàn hàm
Phương pháp trồng răng toàn hàm phần lớn được áp dụng cho những trường hợp mất răng với số lượng lớn trên một hàm. Phương pháp này được chia thành hai trường hợp là trường hợp cắm 4 trụ và cắm 6 trụ implant.
- Trường hợp cắm 4 trụ implant ( All – on 4)
Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định cắm 4 trụ implant vào vị trí răng cửa. Trong đó 2 vị trí sẽ được cắm thẳng và 2 vị trí sẽ được cắm nghiêng. Sau đó từ 4 trụ này mà các bác sĩ sẽ tiến hành lắp hàm giả và phục hình cho 12 chiếc răng còn lại.
4 trụ implant có vai trò nâng đỡ tất cả hàm răng và có tác dụng phân bổ lực đều cho toàn hàm răng. Vì cấy ghép không có dây chằng nha chu, không có cảm giác áp lực khi cắn nên lực tạo ra giữa các răng cao hơn và cần cân bằng lại.
- Trường hợp cắm 6 trụ implant (All – on 6)
All – on 6 là phương pháp cấy ghép implant dùng 6 trụ implant để cắm vào khung xương hàm thật. 6 trụ sẽ được phân bổ theo nguyên tắc 4 trụ răng ở trước mặt và 2 trụ răng đặt ở răng hàm 2 bên. So với cắm 4 trụ thì việc cắm 6 trụ implant chắc chắn hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được việc cắm 6 trụ thì khung xương hàm của người mất răng phải thật sự khỏe mạnh và chất lượng. Mật độ xương phân bố ở vùng răng sau phải đảm bảo đủ điều kiện để cắm 6 trụ implant thành công.
Trồng 1 răng riêng lẻ
Nếu bạn không may bị mất một chiếc răng và có nhu cầu trồng răng implant thì bạn sẽ phải đặt một trụ implant vào xương hàm của mình. Quá trình đặt trụ implant diễn ra trong vòng 10 đến 15 phút và mất tầm 3 tháng để bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Trồng răng một vài răng
Với trường hợp mất một vài răng ( thường lớn hơn 2 răng) thì các bác sĩ sẽ xem xét số lượng răng đã mất và lên kế hoạch sử dụng trụ răng implant cho bạn. Việc lên kế hoạch này bao gồm cả việc kiểm tra sức khỏe toàn thân, sức khỏe răng miệng. Đến việc lựa chọn sử dụng loại trụ implant tương thích với bệnh nhân và dự kiến thời gian hoàn thành. Cách thực hiện phương pháp này không có sự khác biệt so với các phương pháp trồng răng implant khác. Điểm khác biệt chỉ có số lượng trụ răng implant sử dụng để đảm bảo việc phân phối lực tác động lên răng mà thôi.
Đối tượng trồng răng implant
Đối tượng trồng răng implant rất đa dạng, có thể là người già cũng có thể là người trẻ. Tuy nhiên, không nên trồng răng implant ở các trường hợp dưới 18 tuổi. Bởi lúc này khung xương chưa phát triển ở mức ổn định. Và những tác động của việc trồng răng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt bé sau này.
Người già có thể tiến hành trồng răng implant với số lượng lớn vì lúc này việc mất răng sẽ để lại nhiều bất tiện và ảnh hưởng bệnh lý sau này. Những người nhổ răng sâu hoặc gặp phải các bệnh lý răng miệng cần nhổ bỏ, hay bị tai nạn mất răng,… Cũng đều có thể tiến hành trồng răng implant để xây dựng lại cấu trúc răng miệng hoàn thiện. Hoặc để tăng tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên với các trường hợp bị tiêu xương hàm, tụt lợi cần phải tiến hành phẫu thuật trước khi trồng răng. Điều này giúp đảm bảo hệ thống khung xương khỏe mạnh. Và là điều kiện để cấy ghép implant thành công sau này.
Thời gian phục hình Implant nha khoa
Thời gian phục hình implant bao gồm khoảng thời gian cấy ghép, thời gian lành thường và thời gian sử dụng implant.
Thời gian cấy ghép implant diễn ra tương đối nhanh, trung bình chỉ khoảng từ 10 đến 15 phút là ca cấy ghép hoàn thành. Tuy nhiên, người trồng răng phải cần từ 3 đến 6 tháng mới có thể lành thương hẳn. Đây là khoảng thời gian tiêu chuẩn để trụ implant có thể tương thích hoàn toàn với khung hàm và trở thành một chân răng thật. Tùy vào mức độ chăm sóc và sự tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Mà từng người sẽ lành thương ở các khoảng thời gian khác nhau.
Cho đến hiện nay, trồng răng implant vẫn là phương pháp cho người dùng có thời gian sử dụng lâu nhất. Một chiếc răng implant trung bình có thể sử dụng trên 10 năm, thậm chí là 40 năm. Nha khoa hiện đại cũng ghi nhận được các trường hợp răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn trong khung xương hàm của người bình thường. Điều này xảy ra khi trụ răng tương thích cao với trụ răng thật và điều kiện chăm sóc tốt.
Câu hỏi thường gặp về trồng răng implant
Trồng răng Implant có bị hôi miệng không?
Trồng răng implant hoàn toàn có khả năng gây hôi miệng. Các nguyên nhân có thể kể đến là do người trồng răng chọn loại vật liệu trồng răng không đảm bảo. Chọn cơ sở nha khoa có trình độ thấp dẫn đến việc đặt trụ implant bị sai lệch. Dẫn đến sự tổn thương của các mô xung quanh. Khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra tình trạng hôi miệng.
Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng của người trồng răng chưa thực sự tốt. Hay thói quen ăn uống vô tội vạ, tiêu hóa quá nhiều thức ăn chứa đường. Hoặc axit cũng sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhiều. Dẫn đến hiện tượng hôi miệng sau khi trồng răng implant.
Nhổ răng không trồng lại có bị sao không?
Nhổ răng, nếu không trồng lại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Ngoài việc khu vực mất răng dễ bị viêm, nhiễm trùng. Thì rất có thể hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến những chiếc răng khác. Chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng răng sau này. Mặt khác, việc mất răng lâu cũng có thể gây nên tình trạng tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm không những khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Mà còn làm cấu trúc răng thay đổi theo hướng tiêu cực. Hơn nữa, một nụ cười đẹp sẽ rất khó xảy ra nếu người đó bị mất răng.
Trồng răng bằng bọc sứ có được không?
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng bọc sứ để trồng răng. Lớp bọc sứ chính là phần thân răng (mão sứ)được trồng trên implant. Người trồng có thể chọn chất liệu ở phần thân này. Có thể bằng răng sứ kim loại hoặc các loại răng sứ không kim loại như Cercon, Emax hay Nacera.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã cung cấp các kiến thức hữu ích cho các bạn khi tìm hiểu về implant. Các chuyên viên tư vấn của Nha khoa Phú Hòa Luxury đã sẵn sàng để giải đáp những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé.