Có rất nhiều bạn thắc mắc về quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng răng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Cùng với đó là vai trò của khâu và thun niềng răng.
Đặt khâu, gắn thun niềng răng là gì?
Quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng là một quá trình cực kỳ quan trọng trong niềng răng. Đặc biệt là với phương pháp niềng răng bằng mắc cài. Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ thực hiện 2 yếu tố là đặt khâu và gắn thun niềng. Vậy chúng ta cùng hiểu đặt khâu và thun niềng răng là gì nhé.
Đặt khâu là gì?
Khâu chỉnh nha còn được gọi với cái tên khác là band niềng răng. Đây là khí cụ có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống niềng răng bằng mắc cài. Các khâu chỉnh nha thường được cấu thành từ kim loại dựa theo hình dáng của răng của bạn.
Thông thường, khâu chỉnh nha thường được gắn vào răng hàm số 6 hoặc 7. Chúng đảm nhiệm chức năng là điểm tựa, điểm neo giữa của hệ thống niềng răng. Những đầu dây cung của niềng răng được gắn vào khâu chỉnh nha. Chúng có tác dụng, duy trì lực tác động của dây cung lên các răng khác. Để chúng có thể dịch chuyển về vị trí chính xác nhất.
Gắn thun niềng răng
Trước khi trải qua quá trình gắn khâu niềng răng. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành tách kẽ răng. Đây chính là quá trình gắn thun niềng răng. Vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các dây thun chèn vào kẽ răng để tạo khoảng không cho khâu chỉnh nha.
Việc gắn thun này có thể khiến cho răng bạn gặp tình trạng tê buốt và nổi cộm trong khoảng một vài ngày đầu. Cảm giác này hình thành do cơ thể bạn chưa kịp thích ứng với dây thun trong miệng.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình bài viết qua:
Xem thêm: Quy trình niềng răng như thế nào tại nha khoa?
Quá trình đặt khâu, gắn thun niềng răng diễn ra như thế nào?
Gắn thun niềng răng
Là công đoạn đầu tiên trước khi bắt đầu niềng răng. Trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ sử dụng những thun hoặc vòng đệm được chèn vào từng kẽ răng để tạo khoảng không. Các chất liệu được sử dụng chủ yếu trong việc gắn thun niềng răng là cao su hoặc silicon an toàn với cơ thể con người. Quá trình này diễn ra khá nhanh từ 3-5 phút.
Việc gắn thun này thường diễn ra ở khu vực kẽ răng số 6 và số 7. Hoặc giữa răng số 5 và số 6, tùy thuộc vào từng trường hợp. Cùng với đó, bác sĩ sẽ tranh thủ lấy dấu răng để xác định được kích thước khâu phù hợp nhất với bạn.
Gắn khâu niềng răng
Sau khi đặt thun được khoảng 1 tuần. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ thun niềng và gắn khâu niềng răng vào thay thế cho thun niềng. Quá trình này diễn ra cũng khá nhanh và không gây ra bất kỳ sự đau đớn nào cho bạn.
Vai trò đặt khâu, gắn thun niềng răng
Quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong niềng răng. Nếu gắn thun niềng răng giúp các bác sĩ tách kẽ răng. Và tạo khoảng trống để gắn khâu niềng răng. Thì band niềng răng nắm giữ vai trò làm điểm neo giữ cho hệ thống dây cung. Từ đó lực từ hệ thống dây cung sinh ra sẽ đều hơn.
Đặt khâu, gắn thun có đau không?
Nhiều người cho rằng quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng gây cảm giác đau đớn do phải tách các kẽ răng. Trên thực tế thì quá trình này thường gây ra sự tê buốt khiến nhiều người lầm tưởng mà thôi. Cơn tê buốt này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian đầu khi gắn thun mà thôi.
Lý do khiến bạn có cảm giác tê buốt này đến từ việc. Các răng bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Từ đó, bạn sẽ cảm nhận sự tê buốt và nổi cộm. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra trong khoảng từ 1-3 ngày đầu. Sau khi, đã quen với cảm giác này, bạn sẽ không còn cảm nhận được sự tê buốt nữa.
Không giống như gắn thun niềng răng. Gắn khâu niềng răng diễn ra khá là suôn sẻ và không gây cảm giác tê buốt. Điều này xuất phát từ việc, răng của bạn đã quen và thích ứng kịp với khoảng trống của dây thun để lại.
Tuy nhiên, band niềng răng lại có phần móc ngoài. Phần móc này có thể dễ dàng cọ sát vào bên trong thành má gây đau đớn trong khoảng thời gian niềng răng. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng sáp nha khoa gắn vào móc cài band. Việc này sẽ làm giảm thiểu ma sát, hạn chế được tình trạng đau nhức do móc cài gây ra.
Xem thêm: Niềng răng có đau không? Yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác đau khi niềng
Cách hạn chế tê buốt do quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng gây ra
Quá trình đặt khâu, gắn thun khi niềng mặc dù không gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ để lại một vài cơn tê buốt cho bạn. Trong trường hợp, bạn không muốn xuất hiện cảm giác tê buốt, hoặc muốn hạn chế tối đa cơn tê buốt nhất có thể. Việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng sẽ giúp bạn hạn chế được những trường hợp này.
Xem thêm: Nguyên nhân niềng răng bị đau, ê buốt và cách làm giảm đau hiệu quả nhất
Nếu bạn chưa có cơ sở nào ưng ý cho bản thân. Nha Khoa Phú Hòa Luxury sẽ là một điểm đến đáng để bạn dành thời gian chăm sóc răng miệng. Khi đến thăm khám tại đây, mỗi khách hàng sẽ được phục vụ trong một phòng khám riêng biệt. Cùng với đó, các ca thăm khám được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu. Đi kèm với đó là các vật phẩm y tế, cực kỳ chất lượng. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được chất lượng cao nhất do nha khoa Phú Hòa Luxury mang lại.
Nếu bạn cần bất cứ sự tư vấn, hoặc cần lên lịch thăm khám nhanh chóng. Bạn có thể liên hệ thông qua đường dây điện thoại: 0868.288.158. Hoặc bạn có thể để lại thông tin cá nhân qua đường tư vấn liên hệ bến dưới. Phú Hòa Luxury sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn nhất để sắp xếp cuộc hẹn cho bạn.
- Địa chỉ: Phong lan 1-25, đường Nguyễn Lam, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội
- Website: https://nhakhoaphuhoaluxury.com
- Hotline: 0868.288.158