0868.288.158

Tầm quan trọng của ghép xương và nâng xoang trong trồng răng Implant

Bạn muốn trồng răng Implant nhưng bác sĩ lại yêu cầu ghép xương trước. Chi phí cho một ca ghép xương cũng chẳng phải rẻ. Liệu ghép xương và nâng xoang trong trồng răng Implant có cần thiết hay không?

Tầm quan trọng của ghép xương và nâng xoang hàm trong trồng răng Implant

Tại sao bác sĩ lại khuyên bạn nên ghép xương và nâng xoang trước khi trồng răng Implant? Có thể giải thích theo hai hướng dưới đây.

Ghép xương và nâng xoang để đảm bảo sức khỏe của người bệnh

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn ghép xương và nâng xoang thì rất có khả năng bạn đã bị mất răng lâu năm. Việc mất răng lâu năm chắc chắn dẫn đến bệnh tiêu xương hàm. Trong năm đầu tiên, phần xương hàm sẽ bị tiêu 25%, trong 2-3 năm tiếp theo, xương hàm sẽ chỉ còn khoảng 50%. Đây là một loại bệnh nguy hiểm có thể khiến bạn mất cả hàm răng nếu không được điều trị kịp thời.

tam-quan-trong-cua-ghep-xuong-va-nang-xoang-trong-trong-rang-implant
Bệnh tiêu xương hàm do mất răng lâu năm khiến gương mặt nhanh bị lão hóa.

Sau khi nhổ răng, phần xương hàm sẽ để lại một hố sâu. Mặc dù chiếc hố này sẽ nhanh chóng được tái tạo bởi mô xương mới. Nhưng phần xương được tái tạo này thường có cấu trúc xốp mềm, dễ bị lún xuống. Các bác sĩ gọi đó là bệnh tiêu xương hàm.

Bệnh tiêu xương hàm khiến cho các răng xung quanh phần răng bị mất bị đổ vào nhau. Dẫn đến tình trạng xô lệch hàm, răng lung lay, đau khớp thái dương hàm,… Để khắc phục bệnh lý này, bạn cần ghép xương để khôi phục lại phần xương đã bị tiêu.

Ghép xương và nâng xoang giúp trụ Implant bền chắc vĩnh viễn

Để cắm 1 trụ Implant vào xương hàm thì phần xương phải dày ít nhất 6mm. Trong trường hợp bạn bị tiêu xương, nha sĩ cần thực hiện ghép xương để gia tăng độ dày của vùng này lên.

Kỹ thuật nâng xoang được áp dụng khi bạn cấy ghép Implant ở các răng 4,5,6,7 ở hàm trên. Do khu vực này gần với xoang hàm, và thể tích xương ở đây rất mỏng. Nếu không thực hiện nâng xoang mà tiến hành cấy ghép thì bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: Rách màng xoang, thủng xoang hàm, viêm xoang mãn tính,…

ghep-xuong-trong-cay-ghep-implant
Ghép xương giúp trụ Implant được cố định chắc chắn.

Việc ghép xương và nâng xoang sẽ giúp trụ Implant có cơ sở để bám lấy xương hàm. Tránh xảy ra tình trạng đào thải Implant. Nếu kỹ thuật ghép xương và nâng xoang được thực hiện đúng quy trình, cẩn thận. Thì trụ Implant sẽ tồn tại vĩnh viễn mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào.

ghep-xuong-va-nang-xoang-tu-van-nha-khoa

Quy trình ghép xương và nâng xoang hàm

Ghép xương và nâng xoang được coi là những cuộc tiểu phẫu mà nha khoa được phép thực hiện. Quy trình ghép xương, nâng xoang cần được thực hiện trong phòng kín, vô trùng để đảm bảo không gây ra biến chứng, nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Quy trình ghép xương trong Implant

Các kỹ thuật ghép xương được sử dụng: Ghép xương tự thân, ghép xương nhân tạo GBR, nong xương, chẻ xương.

Nong xương, chẻ xương

Sử dụng trong trường hợp xương có đủ chiều cao nhưng bị hẹp chiều rộng. Khi cắm Implant, chân Implant dễ bị lộ ra ngoài.

ky-thuat-nong-xuong-trong-implant
Kỹ thuật nong xương trong Implant.
  • Đầu tiên, nha sĩ sẽ mài đi 1 phần đỉnh sống hàm nhọn, để lại phần xương có chiều rộng 4-5mm.
  • Tiếp đó, sử dụng đầu khoan siêu âm rạch 1 đường thẳng trên xương hàm. Đồng thời chèn các vít nong xương xuống nhằm tăng chiều rộng của xương. Phần xương sau khi được mở rộng sẽ được lấp đầy bởi bột xương nhân tạo.
  • Sau đó, nha sĩ sẽ lấp khoảng xương này lại bằng một màng xương collagen, tạo điều kiện thuận lợi cho xương lành lại.
  • Cuối cùng, lợi được khâu lại bằng chỉ y tế, sau khoảng 6 tháng xương mới sẽ hình thành, lúc này bạn có thể bắt đầu quá trình cấy Implant.

Ghép xương nhân tạo GBR

Thành phần chủ yếu của loại xương này là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate. Nó có tác dụng dẫn dắt các tế bào xương khỏe mạnh vào vùng xương bị mất để tái tạo xương mới vững chắc. Bản thân xương nhân tạo sẽ tiêu dần đi khi xương mới hình thành.

ghep-xuong-nhan-tao-trong-implant
Kỹ thuật ghép xương nhân tạo được áp dụng phổ biến trong Implant.
  • Để ghép xương nhân tạo, nha sĩ cần rạch lợi, và đổ xương vào phần xương bị thiếu sao cho vừa đủ lấp đầy khoảng trống mà không bị tràn hay gây cộm.
  • Sau đó phần xương nhân tạo sẽ được bọc lại bởi màng xương collagen để tạo điều kiện phục hồi.
  • Mỗi tháng bạn sẽ được chỉ được ghép 1mm xương nhân tạo. Như vậy, nếu thiếu 4mm xương, bạn sẽ cần thời gian 4 tháng chỉ để ghép xương, và mất thêm 3 tháng để xương phục hồi hoàn toàn.
  • Nha sĩ có thể vừa cấy Implant và vừa ghép xương nhân tạo trong trường hợp phần xương bị thiếu rất nhỏ.

Ghép xương tự thân

Trong trường hợp phần xương bị mất quá lớn, nha sĩ sẽ quyết định sử dụng xương tự thân. Xương tự thân được lấy từ trên cơ thể của bệnh nhân. Ở những vùng an toàn như: Cằm, góc hàm dưới.

ghep-xuong-tu-than-trong-implant
Kỹ thuật ghép xương tự thân.

Nha sĩ sẽ tiến hành tính toán thể tích xương cần ghép và xương cần lấy để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mặt của bệnh nhân. Đây là một kỹ thuật khó nhưng tỉ lệ thành công rất cao.

Phần xương được cắt ra sẽ được cố định bởi các loại vít đặc biệt, có khả năng tích hợp xương cao và tồn tại vĩnh viễn giống như trụ Implant.

ghep-xuong-va-nang-xoang-nha-khoa

 

Quy trình nâng xoang trong cấy ghép Implant

Nâng xoang là kỹ thuật chỉ được sử dụng ở hàm trên, tại các vị trí răng phía trong, gần với xoang hàm. Khi bị mất răng hàm trên, phần xoang hàm sẽ bị tụt xuống khiến cho thể tích xương hàm bị thu hẹp lại. Nha sĩ cần nâng vùng xoang này lên, đồng thời lấp đầy xương vào khoảng trống được nâng lên.

Để nâng xoang, có hai kỹ thuật chính, đó là: Nâng xoang kín và nâng xoang hở.

Nâng xoang hở

Còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên. Được chỉ định trong các trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, và đáy xoang có dịch, bị viêm xoang.

nang-xoang-ho-trong-trong-rang-implant
Kỹ thuật nâng xoang hở.
  • Để thực hiện kỹ thuật này, nha sĩ cần cắt rộng vành lợi, để lộ xương mặt bên của xương hàm.
  • Tiếp đó, sử dụng bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng, cắt 1 lỗ nhỏ có đường kính 6 – 10mm  tại bề mặt xương hàm, nhằm để lộ lớp màng xoang hàm.
  • Sau đó, nha sĩ sẽ nâng đáy xoang lên, đồng thời cho xương nhân tạo vào vùng đáy xoang và khâu kín lại.
  • Sau khi vết thương lành, bạn có thể tiến hành cắm Implant như bình thường.

Kỹ thuật này có ưu điểm là dễ thao tác và kiểm soát đáy xoang. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là mức độ xâm lấn rộng khiến bệnh nhân sưng đau nhiều sau khi thực hiện.

Nâng xoang kín

Kỹ thuật này được áp dụng đồng thời với quá trình cắm Implant. Điều kiện áp dụng là chiều cao xương còn lại từ 4-8mm, đáy xoang hàm thuận lợi, không bị viêm, dính xoang,…

nang-xoang-kin-trong-trong-rang-implant
Kỹ thuật nâng xoang kín.
  • Loại trụ Implant được sử dụng cần có lỗ ở đáy trụ nhằm đẩy xương nhân tạo vào trong. Đầu tiên, nha sĩ sẽ khoan 1 lỗ để đặt trụ Implant vào. Đồng thời, xoáy trụ Implant xuống sâu hơn để nâng xoang lên.
  • Tiếp đó, xương nhân tạo sẽ được truyền qua Implant vào khoảng trống đã được nâng lên trước đó.
  • Trụ Implant sẽ được bịt kín lại. Như vậy bạn chỉ cần đợi 3 tháng sau là có thể phục hình răng sứ lên trên.

Ưu điểm của kỹ thuật này đó là ít xâm lấn , hạn chế sưng đau, thời gian điều trị nhanh. Vì là kỹ thuật mù, nên đòi hỏi sự khéo léo, nhạy bén của nha sĩ.

Ghép xương và nâng xoang là 2 kỹ thuật quan trọng trong cấy ghép Implant. Không chỉ giúp phục hồi sức khỏe răng miệng của người bệnh. 2 kỹ thuật này còn là cơ sở để trụ Implant dễ dàng tích hợp với xương hàm. Là yếu tố quyết định đến tỷ lệ thành công của ca cấy ghép Implant. Nếu bạn mất răng trong khoảng từ 1 năm trở lên, việc ghép xương và nâng xoang là việc làm cần thiết.

ghep-xuong-va-nang-xoang-lien-he

 

Câu hỏi thường gặp về ghép xương và nâng xoang trong Implant

Ghép xương cấy Implant có đau không?

Trong quá trình ghép xương và nâng xoang, bạn sẽ được tiêm thuốc tê, nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn. Sau khi quá trình ghép xương kết thúc, thuốc tê giảm tác dụng thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức. Cơn đau sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này, bạn nên chú ý chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Đồng thời tuân thủ các yêu cầu của nha sĩ để vết thương nhanh lành lại.

Nếu xảy ra tình trạng đau nhức kéo dài, chảy máu nhiều, hãy quay lại phòng khám để được khám và điều trị kịp thời.

Chi phí ghép xương và trồng Implant như thế nào?

Ghép xương là một kỹ thuật bổ trợ cho trồng răng Implant, không phải ai cũng cần ghép xương. Vì vậy, chi phí của ghép xương sẽ được tính riêng hoàn toàn. Chi phí ghép xương tại nha khoa Phú Hòa Luxury là 7 triệu đồng/ 1 đơn vị; Màng xương 4,5 – 9 triệu đồng/ 1 đơn vị.

Các loại xương nhân tạo được nha khoa nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, có chất lượng cao, khả năng liền xương nhanh. Nha sĩ thực hiện trồng răng Implant được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học Y danh tiếng trong và ngoài nước; Có chứng chỉ quốc tế và là thành viên của Hội Cấy Ghép Implant Quốc Tế I.T.I – International Team for Implantology. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ trồng răng Implant của nha khoa.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ghép xương và nâng xoang. Để đặt lịch thăm khám nhanh nhất, bạn vui lòng gọi điện tới Hotline: 0868.288.158.

ghep-xuong-va-nang-xoang-tu-van

 

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *