⏩ Cao răng thực chất là một chất lắng cặn cứng của muối vô cơ, bao gồm phosphate và canxi carbonat và các cặn mềm như mảnh vụn của thức ăn, chất khoáng trong môi trường miệng, xác tế bào biểu mô, sự lắng động sắt của huyết thanh, vi khuẩn. Chúng bám rất chắc vào trong bề mặt của răng hoặc dưới lợi mà chúng ta gọi là vôi răng.
⏩ Sau khi ăn uống khoảng 15 phút, sẽ có lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu như chúng không được làm hay chải sạch thì vi khuẩn sẽ tích tụ lại. Trải qua một thời gian thì chúng sẽ dày lên, tạo thành những mảng bám. Có đến 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, nghĩa là cứ 1mg mảng bám thì sẽ chứa tới hơn 1 tỉ vi khuẩn.
⏩ Khi mảng bám còn mềm, chúng ta có thể làm sạch được bằng bàn chảy, hoặc chỉ nha khoa, nước súc miệng. Thế nhưng, khi chúng tồn tại lâu trên bề mặt thì dần sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt, cặn bã sẽ bắt đầu cứng hơn, bám chắc chắn vào trong bề mặt, hoặc dưới phần mép lợi, gọi là cao răng. Lúc này, chúng ta chỉ có thể làm sạch khi sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp bởi các nha sĩ.
⏩ Cao răng có 2 loại đó là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Như chúng tôi đã mô tả ở trên, cao răng thường hình thành do mảng bám vôi hóa. Khi cao răng gây viêm lợi, tiết dịch viêm gây chảy máu ngấm vào trong cao răng tạo nên màu nâu đỏ, vậy cao răng đó gọi là cao răng huyết thanh.