Răng khôn là răng gì?

❖ Răng khôn là răng hàm cuối cùng ở mỗi hàm (răng số 8). Răng khôn cũng là răng mọc sau cùng, ở người có độ tuổi 17-25.

❖ Con người có tổng cộng 32 chiếc răng vì có thêm 4 răng khôn. Răng khôn gây ra phiền toái vì chúng không mọc theo hướng bình thường mà hay mọc lệch lạc, nhưng mọc ngược về xương hàm, đâm thẳng về răng hàm lớn thứ 2 bên cạnh. Hoặc răng không khi mọc lên khỏi lợi thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn. Cũng vì lẽ đó mà răng khôn hay còn được gọi là răng ngu.

❖ Răng khôn khi bị kẹt ở mô nưới thường gây đau đớn, dẫn đến sưng, viêm lợi, và con người khó khăn hơn trong việc ăn uống. Những người ở độ tuổi 17 thường được khuyên đi kiểm tra y tế để phát hiện răng không và đánh giá xem có nên nhổ bỏ hay không. Bởi trên thực tế, một số trường hợp răng không không cần thiết phải nhổ bỏ.

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

Răng khôn mọc càng muộn thì sẽ càng gây đau đớn cho người bệnh. Một số triệu chứng ban đầu mà người bệnh sẽ gặp phải như đau nhức, viêm sưng lợi. Thế nhưng ít ai để ý và đi khám kịp thời. Dưới đây sẽ là cách nhận biết mọc răng không mà bạn cần phải chú ý.

Tại sao mọc răng khôn phải nhổ

 

Đa số răng khôn sẽ mọc lệch bởi xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Răng khôn do không còn chỗ để mọc nên sẽ thường đâm sang các hướng khác. Cụ thể, nó sẽ húc vào vị trí răng số 7, gây viêm trùm lợi. Trong khi ăn uống, vụn thức ăn giắt vào trong lợi, gây viêm lợi dẫn đến có mủ.

Răng khôn gây ra nhiều nguy hiểm, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định sẽ nhổ răng. Nếu bạn chỉ đau sưng nhẹ và răng không gây ra ảnh hưởng gì thì bạn có thể giữ lại. Chú ý ăn uống, vệ sinh để cải thiện triệu chứng đau răng, viêm nhiễm nhẹ là được.

Người bệnh đau đớn, ăn uống khó chịu

Khi mọc răng khôn, người bệnh cũng rất sẽ rất đau đớn, khó ăn uống, có khi sốt nhẹ. Bên cạnh đó, răng khôn mọc ở trong cùng của hàm nên càng khó để vệ sinh, vi khuẩn tích tụ nhiều dễ gây ra sâu răng. Và nếu như không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm nướu xung quanh.

Ảnh hưởng đến các răng xung quanh

Khi răng khôn mọc lệch đâm sang các răng xung quanh thì sẽ khiến răng đó bị tiêu hủy, lung lay, thậm chí là gây sâu răng, rụng răng. Một số trường hợp viêm nhiễm và xâm lấn nặng chó thể ảnh hưởng đến mang tai, má, mắt, cổ, dây thần kinh, gây nguy hiểm đối với tính mạng. 

NHổ răng khôn có nhất thiết phải trồng không

Giá nhổ răng khôn

Chi phí nhổ răng khôn thường dao động từ 500.000đ – 4.000.000đ. Tuy nhiên mức giá mà chúng tôi vừa đưa trên chỉ để các bạn tham khảo, bởi giá thực tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, kỹ thuật, cũng như tay nghề bác sĩ.
  • Nếu như bác sĩ là người có kinh nghiệm, thực hiện thành công nhiều ca nhổ răng, có thể xử lý linh hoạt các trường hợp thì sẽ có chi phí cao hơn.
  • Chất lượng dịch vụ chăm sóc, cơ sở vật chất cũng tác động đến chi phí ở mỗi đơn vị nha khoa.
  • Tùy thuộc vào mức độ nhổ răng khôn, nếu là răng mọc lệch, răng ảnh hưởng nhiều đến răng bên cạnh thì bác sĩ có phương pháp nhổ khác nhau, mức độ tiêm thuốc tê khác nhau. Vậy điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí điều trị.
  • Chênh lệch chi phí điều trị còn thể hiện ở việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu sự đau đớn, mang lại an toàn cho người bệnh.

Bạn có thể tham khảo mức giá nhổ răng khôn tại Nha khoa Phú Hòa Luxury như sau:

Lưu ý:  Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi

Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi

Tại sao nên nhổ răng khôn tại Nha khoa Phú Hòa Luxury

BS Thực hiện chính

 

Bác sĩ, Tiến Sĩ Nguyễn Phú Hòa

Công nghệ nhổ răng khôn

 

bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại 

Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Phú Hòa Luxury

Cảm nhận khách hàng

Hoa Hậu Ngọc Hân chia sẻ nhổ răng khôn

Những lưu ý khi nhổ răng khôn

Trước khi nhổ răng khôn

Hầu hết các trường hợp đều được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh hay có vấn đề về răng miệng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, cụ thể là:

  • Người bệnh mắc bệnh lý toàn thân, không kiểm soát được như tiểu đường, tim mạch, rối loạn động máu thì không nên nhổ răng khôn
  • Răng không mọc lệch, có liên quan đến cấu trúc răng miệng và giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xương hàm phải cực kỳ thận trọng khi nhổ
  • Ngay cả khi bạn mới ốm dậy, thì bạn cũng không nên nhổ răng vì cơ thể đang suy yếu, hệ miễn dịch không thể chống lại cơn đau. Lúc này nếu cứ tiếp tục nhổ thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Phụ nữ đang trong thời gian kinh nguyệt nếu nhổ răng dễ gây viêm nhiễm và khiến bạn mất máu nhiều hơn.
  • Với phụ nữ đang mang thai, lượng canxi đang bị xáo trộn gây ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng khôn. Hơn thế nữa, việc dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh sẽ gây hại đến thai nhi trong bụng mẹ.

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18-25 tuổi. Khi mà chân răng mới hình thành được 2/3. Ngoài 35 tuổi, nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do xương đã trở nên cứng và đặc, quá trình phẫu thuật cũng khó khăn hơn. Người bệnh hãy đi khám bác sĩ và nghe sự tư vấn của bác sĩ để có quyết đúng đắn nhất nhé!

Sau khi nhổ răng khôn

Người bệnh sau khi nhổ răng khôn chỉ cần 1-2 ngày để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Bác sĩ cũng sẽ kê thuốc giảm đau và dặn dò, đưa ra lời khuyên để người bênh nhanh chóng phục hồi.

  • Cắn và giữ nhẹ miếng bông gạc tại vùng nhổ răng trong vòng 2 giờ sau khi điều trị. Khi thấy bông đầy máu thì có thể đổi miếng khác. Đặc biệt, không khạc nhổ, hay mút bởi có thể làm bật cục máu đông. Trong vòng 24h, nếu bạn vẫn bị chảy máu thì cần đến khám bác sĩ để khám kịp thời.
  • Trong trường hợp miệng bạn bị tê, hãy cẩn thận để không cắn vào môi, má, lưỡi. Khi ngủ, kê gối cao để chống đỡ phần đầu, tránh nằm trên bền mặt phẳng vì điều này có thể khiến máu đông chậm hơn.
  • Cũng trong 2-3 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, nên dùng túi đá lạnh chườm quanh má, tại vị trí nhổ răng khôn trong khoảng 15-20 phút, để giảm đau và giảm sưng.
  • Hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều sau khi nhổ răng khôn. Lựa chọn các loại thức ăn mềm như cháo, súp. Sau khi đã bớt đau hơn thì bạn có thể ăn thức ăn cứng hơn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Súc miệng mỗi ngày với nước muối ấm để vệ sinh vùng răng miệng. Đánh răng nhẹ nhàng và không đụng đến vùng nhổ răng cho đến khi hết đau, và bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
  • Đặc biệt, không hút thuốc, hút rượu trong vòng 24h đầu sau khi nhổ răng vì có thể khiến máu đông tan ra, thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn. Các chất độc hại trong thuốc lá, rượu còn có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh răng miệng.
  • Một số trường hợp bị rạch nướu thì bác sĩ sẽ cắt chỉ cho bạn sau vài ngày, nên bạn cũng đừng lo lắng quá nhé.