Chi phí lấy cao răng thường có sự chênh lệch ở nhiều cơ sở nha khoa khác nhau. Am hiểu đúng tình trạng cao răng bạn đang mắc phải sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng sẽ giúp bạn lấy cao răng an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Tại sao cần lấy cao răng định kỳ
Khái niệm về cao răng
Cao răng còn có tên gọi khác là vôi răng, theo thời gian sẽ tích tụ thành các mảng và bám trên bề mặt của răng, nướu. Cao răng được tạo ra từ thành phần chính là canxi carbonate (CaCO3), canxi phosphate (Ca3(PO4)2), kết hợp với các vụn thức ăn, vi khuẩn,…
Cao răng thực chất là các mảng bám do thức ăn còn mắc lại, không được vệ sinh làm sạch, tích tụ theo thời gian, các vi khuẩn cũng sinh sôi phát triển từ các chất dinh dưỡng ở các mảng thức ăn. Các mảng bám ngày càng trở nên dày và cứng, bị vôi hóa và ăn sâu vào kẽ nướu.
Các cấp độ cao răng
- Cao răng mức độ 1 mới hình thành nên có độ mềm, có màu nhạt, có độ dày 1mm và có thể dùng tay để cạo.
- Cao răng mức độ 2 đã có độ cứng và bám chắc hơn, màu chuyển sang đậm hơn, đồng thời cũng dày hơn (tối đa 2mm) và đã có thể làm ảnh hưởng đến răng miệng.
- Cao răng mức độ 3 thực sự có ảnh hưởng rất đáng để lo ngại. Màu sắc của cao răng mức độ 3 đã chuyển thành nâu, dày hơn 2mm.
- Cao răng độ 4: Tình trạng này khá nguy hiểm, nếu bạn còn không điều trị thì sẽ gây nguy hiểm về bệnh lý
Trong 3 mức độ phát triển, cao răng khi chuyển sang mức độ 2 đã có khả năng gây hại cho răng miệng và cần được điều trị kịp thời. Cao răng có màu sẫm, không những ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn gây hôi miệng. Dẫn đến giao tiếp thiếu tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Nghiêm trọng hơn, cao răng mức độ 2 ăn sâu vào bên trong nướu. Tích tụ các vi khuẩn làm cho nướu bị viêm, dẫn đến chân răng bị chảy máu.
Cao răng có ảnh hưởng như thế nào?
Cao răng có ảnh hưởng tiêu cực đến răng, nướu:
- Là môi trường sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, vi khuẩn sản sinh acid làm hỏng men răng. Đồng thời cũng có khả năng làm sâu răng.
- Là một trong những nguyên nhân gây ra viêm nha chu, làm tiêu xương. Khiến lợi không có chỗ bám, lộ chân răng dẫn đến rụng răng.
- Làm chảy máu nướu răng, nướu sưng hoặc bị tụt nướu.
- Có khả năng gây viêm nhiễm khoang miệng: viêm niêm mạc, viêm amidan hoặc viêm họng.
- Làm cho răng khi nhai bị ê buốt.
- Gặp khó khăn khi làm sạch và vệ sinh răng miệng.
- Gây ra hôi miệng, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.
- Cao răng làm mất thẩm mỹ cho răng miệng do có màu khác biệt với răng. Cao răng thường sẽ có màu sẫm hơn. Đôi khi chuyển sang đen ở những người có thói quen sử dụng thuốc lá, cafe,,…
Tại sao cần lấy cao răng định kỳ?
Việc lấy cao răng định kỳ rất được khuyến khích và thường được các bác sĩ chỉ định 6 tháng/lần. Đối với những người bị viêm nha chu mức độ nặng thường được chỉ định lấy cao răng 3 tháng/lần. Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để lấy toàn bộ cao răng, giúp răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh. Lấy cao răng còn giúp bạn tránh khỏi các bệnh răng miệng khác.
Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy cao răng nhiều lần cũng gây ra vài ảnh hưởng cho răng như men răng bị mòn, chân răng bị chảy máu và các tổn thương khác. Nếu răng miệng được vệ sinh và chăm sóc thường xuyên, đúng cách sẽ hạn chế hình thành cao răng. Khi đó, có thể bạn chỉ cần lấy cao răng mỗi năm một lần là thích hợp.
Để ngăn ngừa quá trình hình thành cao răng. Bạn có thể kiểm soát việc hình thành các mảng bám trên răng bằng cách vệ sinh và giữ cho răng miệng sạch sẽ. Để làm được điều này, bạn nên làm theo những hướng dẫn sau đây:
- Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Dùng bổ sung nước súc miệng hoặc nước muối.
- Thăm khám răng định kỳ sau mỗi 3 tháng, điều trị kịp thời nếu răng miệng gặp vấn đề.
Chi phí lấy cao răng đắt hay rẻ
Tham khảo chi phí lấy cao răng
Các phòng khám, cơ sở nha khoa thường định mức chi phí lấy cao răng khá chênh lệch nhau. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào mức độ của cao răng mà chi phí bị chênh lệch. Cao răng mức độ 1 là nhẹ nhất. Ở mức độ càng cao, cao răng sẽ càng bám chặt vào răng, nướu. Dẫn đến quá trình lấy cao răng cũng khó hơn. Do đó, chi phí lấy cao răng cũng tăng cao hơn.
Bạn có thể tham khảo bảng giá sau đây:
- Chi phí đánh bóng: 100.000vnđ
- Lấy cao răng mức độ 1 + đánh bóng: 150.000vnđ
- Lấy cao răng mức độ 2 + đánh bóng: 300.000vnđ
- Lấy cao răng mức độ 2 + đánh bóng: 400.000vnđ
CÒN Yếu tố nào
ảnh hưởng đến
chi phí?
Để có được giá lấy cao răng phù hợp, bạn cần thăm khám và lấy cao răng định kỳ. Lựa chọn dịch vụ nha khoa uy tín và chất lượng. Giúp chi phí giảm đi và không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.
Chất lượng công cụ nha khoa
Hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ góp phần vào thành công của việc lấy cao răng, giúp cho quá trình lấy cao răng nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa.
Trình độ chuyên môn, tay nghề
Tuy đây là một phương pháp điều trị nha khoa khá căn bản và phổ biến. Nhưng nếu thực hiện sai cách có khả năng làm cho các vi thể bị đứt hoặc nứt khi rung cao răng, nướu răng chảy máu, răng bị ê buốt, hoặc nặng hơn là hỏng răng. Việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp ích rất nhiều và đảm bảo cho sức khỏe răng miệng luôn khỏe mạnh.
Giá dịch vụ lấy cao răng ở nha khoa Phú Hòa Luxury
Tại nha khoa Phú Hòa Luxury, chi phí lấy cao răng tuyệt đối phù hợp với độ uy tín, cũng như chất lượng của dịch vụ. Chúng tôi trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn. Giúp lấy sạch cao răng nhẹ nhàng, an toàn và tay nghề bác sĩ vô cùng chuyên nghiệp.
Tóm lại, cao răng là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng xấu và lâu dài cho sức khỏe răng miệng. Cần lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng khỏe mạnh. Tuy nhiên, chi phí lấy cao răng thường có nhiều sự chênh lệch ở các cơ sở nha khoa khác nhau. Do đó bạn cần cân nhắc và lựa chọn nơi phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí và ngăn ngừa biến chứng sau này.