Răng khểnh là răng gì? Nhổ răng khểnh có nên không? Có biến chứng gì không? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Răng khểnh là răng gì?
Răng khểnh thực chất là răng nanh. Vị trí của răng nằm kế bên răng cửa nên còn được gọi là răng số 3, chúng thường mọc chếch lên trên nướu răng, có hình dáng bé và nhô ra ngoài hơn so với những răng khác trên cung hàm.
Một số trường hợp khi còn bé, răng sữa để lâu không nhổ thì lúc này răng vĩnh viễn nhú lên nhưng không có chỗ để mọc và chúng thường mọc lệch ra ngoài, dân gian cũng gọi đó là răng khểnh.
Chiếc răng này mặc dù không đóng vai trò ăn nhai chính, nhưng giúp cắn xé thức ăn dễ dàng. Hơn thế nữa, khi bạn cười thì răng khểnh sẽ lộ ra và chúng quyết định tính thẩm mỹ của hàm răng.
Có nên nhổ răng khểnh?
Nhiều người cho rằng có răng khểnh cười sẽ duyên, không nên nhổ. Thậm chí có nhiều người đi trồng răng khểnh để sở hữu sự duyên dáng ấy trên gương mặt.
Tham khảo chi phí nhổ răng khểnh:
Tất nhiên, có nên nhổ răng khểnh hay không cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ, và những trường hợp để chúng ta cân nhắc như sau:
- Nếu răng khểnh mọc nhưng không ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, thẩm mỹ và không mắc bệnh lý thì chúng ta không nên nhổ bỏ. Cần bảo tồn tối đa và chăm sóc hợp lý cho răng.
- Nếu răng khểnh bị bệnh lý như viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu, sâu nặng…không thể điều trị được và có nguy cơ lây sang các răng bên cạnh thì cần nhổ kịp thời.
- Răng khểnh mọc lệch, mọc chồi, kích thước lớn, chênh lệch với các răng xung quanh…cản trở ăn uống và sự hài hòa gương mặt thì có thể cân nhắc để niềng răng hoặc thẩm mỹ bọc sứ.
Bên cạnh đó, do răng khểnh không phải lúc nào cũng đẹp, chúng có sự phức tạp nên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp x-quang kỹ lưỡng mới đưa ra chỉ định có nên nhổ hay không, và đánh giá việc nhổ răng khểnh có sao không.
Nhổ răng khểnh, răng thừa có sao không?
Cũng giống như các răng khác, răng khểnh cần hạn chế nhổ trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, khi đã quyết định nhổ thì bạn cũng đừng quá lo lắng về việc nhổ răng khểnh có sao không hay những biến chứng có thể xảy ra.
Nhổ răng khểnh nếu như được thực hiện với kỹ thuật hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm thì rủi ro là 0%. Bạn chỉ có cảm giác đau, nhưng sẽ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày và chấm dứt khi vết nhổ lành hẳn.
Ngoài ra, để đảm bảo không xảy ra biến chứng thì bạn cần lưu ý chăm sóc và vệ sinh răng sau khi nhổ thật kỹ. Những người bệnh có tiền sử bệnh máu khó đông, bệnh tim mạch, mới phẫu thuật, bà bầu, mẹ đang cho con bú…hãy cân nhắc thật kỹ và tuân theo sự tư vấn của bác sĩ nhé.
Có thể trồng răng khểnh không?
Trồng răng khểnh phục hình răng
Nếu bạn bắt buộc phải nhổ răng khểnh, thì cần trồng lại ngay sau đó để đảm bảo khả năng ăn uống, tính thẩm mỹ cũng như tránh tiêu xương về lâu dài.
Phương pháp trồng răng khểnh lý tưởng nhất đó chính là cấy ghép implant. Bác sĩ sử dụng trụ implant thay thế cho chân răng đã mất nên chắc chắn. Tương thích với xương hàm và tồn tại như răng thật.
Thời gian để trồng răng khểnh với implant kéo dài từ 3-6 tháng. Chi phí trung bình khoảng 20 triệu đồng/răng. Tuy nhiên, răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn nên bạn hãy cân nhắc nhé.
Trồng răng khểnh làm đẹp
Có 2 phương pháp trồng răng khểnh phổ biến để mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt bạn đó là:
+ Đắp composite: Bác sĩ sử dụng vật liệu composite đắp vào trên răng nanh, tạo hình sao cho chếch ra ngoài với một góc vừa đủ.
Chi phí để thực hiện trong khoảng 500 – 1 triệu đồng. Và trong khoảng thời gian thực hiện từ 15-20 phút. Thì bạn đã có một chiếc răng khểnh cực kỳ duyên dáng.
+ Bọc răng sứ: Chiếc răng khểnh được tạo ra từ sứ sẽ chắc chắn, có độ bền tốt, không bị hôi miệng. Đồng thời đảm bảo sự ăn nhai và tính thẩm mỹ tốt hơn.
Thẩm mỹ răng khểnh bằng bọc sứ có chi phí khoảng từ 1 triệu – 6 triệu đồng tùy từng loại sứ cụ thể. Bạn sẽ mất 2 buổi hẹn với bác sĩ để hoàn thành bọc sứ răng khểnh.
Việc nhổ răng khểnh và trồng răng luôn đơn giản và an toàn tuyệt đối. Với công nghệ siêu hiện đại và tay nghề cao của các bác sĩ tại nha khoa Phú Hòa Luxury. Hãy gọi điện thoại đến cho chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn nữa nhé.