0868.288.158

Lấy cao răng có tốt không, có làm hại men răng không?

Cao răng là mảng bám có màu nâu hoặc vàng bám trên chân răng. Cao răng còn có tên gọi khác là vôi răng. Những mảng cứng dày sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn có hại cho răng miệng. Vậy lấy cao răng có tốt không? Có làm hại cho men răng hay không?

Cao răng gây hại như thế nào tới sức khỏe răng miệng

Cao răng là gì? Là sự tích tụ các hợp chất vô cơ, xác tế bào chết và thức ăn thừa. Lâu ngày tạo thành hợp chất hóa học H2S (Hydro Sunfua).

Cao-rang
Cao răng

Vụn thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành cao răng. Những mảng cao không bị loại bỏ lâu dần trở nên cứng và sẫm màu. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vôi răng còn gây hại tới sức khỏe răng miệng. Tại sao phải lấy cao răng và lấy cao răng có tốt không?Cùng tìm hiểu những tác hại mà cao răng gây ra, từ đó ta có thể phần nào trả lời được câu hỏi trên.

Cao răng gây hôi miệng

Nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng  là do Hydro Sunfua trong lớp men răng. Nó là chất hóa học không màu nhưng có mùi trứng thối. Đây là một trong những lý do những người có nhiều mảng cao răng lâu ngày miệng lại có mùi hôi. Mùi hôi miệng sẽ gây cảm giác khó chịu cho người có cao răng và người đối diện khi giao tiếp.

Những vấn đề răng miệng gặp phải khi cao răng bám nhiều vào chân răng đó là:

  • Gây sâu răng: vi khuẩn tấn công tạo nên những mảng li ti trên răng, không can thiệp kịp thời sẽ khiến răng bị sâu. Nặng hơn là ảnh hưởng đến tủy răng gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị sâu răng chỉ còn vỏ răng bên ngoài, còn tủy bên trong đã bị không còn,  mất đi chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng răng chắc khỏe.
  • Viêm nha chu. Bệnh nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu, ảnh hưởng đến các mô mềm và phá hủy khung xương răng. Những tác hại của bệnh nha chu là khiến răng bị lỏng, lợi bị viêm nhiễm và có thể gây mất răng.
  • Bệnh niêm mạc miệng: cao răng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng, viêm niêm mạc,
Tac-hai-khong-lay-cao-rang
Một số tác hại khi không lấy cao răng

Mất tính thẩm mỹ

Quan sát bề ngoài của vôi răng có màu nâu hoặc màu vàng, đôi khi có chấm đen nhỏ xung quanh. Việc hút thuốc lá và uống cà phê nhiều khiến vôi răng trở nên xỉn màu gây mất thẩm mỹ cho hàm răng.

Cao răng mỏng có thể tự bong ra nếu thường xuyên vệ sinh răng miệng. Trường hợp chúng trở nên cứng và dày dần thì thời điểm đó lấy cao răng có tốt không? Có ảnh hưởng nhiều đến răng và sức khỏe không?

Lấy cao răng có tốt không, có làm hại men răng không?

Men răng là gì?

Men răng là một trong bốn mô tạo nên răng. Là vỏ ngoài cùng của chiếc răng, cứng và nhiều khoáng chất nhất. Cao răng bám trên chân răng và viền răng cũng nghĩa là bám lớp ngoài cùng của răng. Nhiều người suy nghĩ rằng cạo vôi răng đen là cạo luôn men răng, vì thế việc lấy cao răng đen không hề tốt.

Tuy nhiên, công nghệ hiện đại ngày nay sẽ giúp bạn loại bỏ cao răng dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Lấy cao răng thường xuyên sẽ ngăn chặn các nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng và giúp chúng ta có hàm răng trắng sáng.

Những yếu tố quyết định lấy cao răng có tốt không

Lấy cao răng tốt hay không sẽ phụ thuộc vào số lần lấy, phương pháp lấy vôi răng xỉn màu, kỹ thuật loại bỏ vôi răng của bác sĩ nha khoa. Nên làm sạch cao răng khoảng 6 tháng/lần, không nên lạm dụng việc lấy cao răng vì răng sẽ mất sự chắc khỏe.

Ngoài ra phương pháp lấy cũng rất quan trọng. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn làm sạch cao răng tại nhà hoặc đến nha khoa.

Lấy cao răng ở nhà nên thực hiện khi cao răng chỉ mới bắt đầu xuất hiện. Lúc này cao răng dễ bị bong tróc nếu bạn sử dụng dấm gạo, vôi tôi, bã mía,.. để loại bỏ cao răng. Tuy nhiên, cao răng là nơi chứa những mảng thức ăn li ti và vi khuẩn nhỏ. Cách tiến hành lấy cao răng dân gian tại nhà sẽ không làm sạch hết mảng cứng đồng thời lạm dụng các chất axit chứa trong giấm gạo còn gây ảnh hưởng cho men răng.

yeu-to
Một số nhân tố tác động đến việc lấy cao răng

Phương pháp làm sạch cao răng

Có ba phương pháp hiện nay được sử dụng để làm sạch cao răng:

  • Dụng cụ cầm tay. Phương pháp này khá thủ công và hiện nay ít được sử dụng.
  • Sử dụng máy thổi cát – Phương pháp phổ biến hiện nay. Máy thổi cát có lực siêu mạnh thổi những hạt cát siêu nhỏ vào các mảng cứng để cao răng bong ra, sau đó súc miệng nhiều lần để đưa mảng cứng ra ngoài. Đây là một phương pháp tốn ít chi phí nhưng có thể để lại rỗ trên bề mặt răng
  • Lấy cao răng bằng máy siêu âm. Phương pháp lấy vôi răng hiện đại ngày nay. Sử dụng tần số siêu âm lớn tác động đến các mảng cao răng để làm sạch bề mặt răng. Ưu việt của phương pháp này là không gây đau nhức, an toàn, làm sạch hoàn toàn các cao răng đen.

Lấy cao răng có tốt không? Có nên lấy cao răng định kỳ?

Lấy cao răng định kì sẽ mang lại những lợi ích sau đây về mặt sức khỏe và thẩm mỹ. Giúp bề mặt răng trắng sáng, tự tin trong giao tiếp với mọi người. Loại bỏ cao răng sẽ không còn chỗ trú ngụ của vi khuẩn có hại cho răng, đưa những mảng thức ăn thừa ra ngoài. Hàm răng sẽ chắc khỏe. Đặc biệt lấy cao răng sẽ ngăn ngừa những bệnh lý về đau nhức răng, sâu răng, viêm tủy,…

Lay-cao-rang-co-tot-khong
Lấy cao răng

Các vấn đề hơi thở có mùi hôi sẽ không còn nếu cao răng được lấy thường xuyên. Bạn nên đi lấy cao răng tối thiểu là 6 tháng/lần. Bác sĩ cũng khuyên mỗi người nên đi khám sức khỏe tổng quát để theo dõi, ngăn ngừa và phát hiệu các bệnh sớm. Cách thức lấy cao răng rất quan trọng. Lựa chọn phương pháp tẩy các tế bào chết trong cao răng phải thực sự phù hợp với từng giai đoạn. Nếu chỉ là mảng bám nhỏ thì nên vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Trường hợp mảng bám lâu năm, khách hàng cần đến nha khoa để được can thiệp bằng máy móc. Sau đó có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc lấy cao răng ở nhà. Có rất nhiều người dùng các chất axit mạnh hoặc các dung dịch khác để lấy cao răng. Điều này sẽ dễ gây hại cho men răng, kích ứng, ê buốt và những nguy hại khác.

Trên đây là những lợi ích khi bạn thường xuyên lấy cao răng. Vậy lấy cao răng có tốt không? Câu trả lời là có nhưng phải đúng phương pháp.

Chi phí lấy cao răng

Lấy vôi răng tại các cơ sở nha khoa được tiến hành nhanh chóng, tốn ít thời gian và chi phí. Bảng giá lấy cao vôi răng tại các cơ sở nha khoa có sự chênh lệch. Vì tùy vào dịch vụ khách hàng chọn, độ dày của cao răng, công nghệ khi sử dụng,…

Thông thường tại những cơ sở nha khoa nhỏ. Chi phí lấy cao răng tầm 150.000 đồng đến 300.000 đồng cho một lần làm sạch các vết sẫm màu trên răng. Trung tâm nha khoa quốc tế với công nghệ hiện đại thì chi phí dao động đến 800.000 đồng. Chi phí bao gồm cả lấy cao răng và đánh bóng răng từng mức độ.

Tại khu vực Hà Nội, khách hàng có thể ghé thăm nha khoa quốc tế Phú Hòa Luxury để tiến hành lấy vôi răng. Tại Phú Hòa Luxury khách hàng sẽ được các bác sĩ nha khoa tư vấn những thắc mắc xung quanh vấn đề lấy cao răng có tốt không? Đồng thời, quy trình lấy cao răng nhanh chóng, an toàn, không ê buốt. Đặc biệt loại bỏ hoàn toàn những mảng cứng đen. Mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *