0868.288.158

Muốn có hàm răng khỏe mạnh, đừng bỏ qua các trường hợp cần nhổ răng này!

Việc nhổ bỏ đi một chiếc răng là điều mà không ai mong muốn. Thế nhưng trong một vài trường hợp, việc nhổ bỏ lại là phương pháp tối ưu nhất. Vậy những trường hợp nào thì nên nhổ răng?

Cấu tạo hàm răng người trưởng thành

Một người trưởng thành trung bình sẽ có 32 chiếc răng trên 2 hàm răng. Và một hàm răng sẽ có 16 chiếc răng. Hàm răng người được cấu tạo từ 4 nhóm răng chính là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ  và nhóm răng hàm lớn. Trong đó:

Nhóm răng cửa

Nhóm răng cửa là nhóm răng nằm ở vị trí chính giữa hàm răng. Có số thứ tự là răng số 1 và số 2 trên hàm. Như vậy, răng cửa có 4 chiếc răng ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Chúng có kích thước khá lớn và răng cửa hàm trên thường to hơn răng cửa hàm dưới.

truong-hop-can-nho-rang-rang-cua

Vì nằm ở vị trí giữa hàm nên nó vừa có vai trò chức năng quan trọng, lại có giá trị thẩm mỹ cao. Chức năng chính của răng cửa là cắn và nghiền nát thức ăn để phục vụ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra nhóm răng cửa còn giúp con người phát âm chuẩn và chính xác.

Nhóm răng nanh

Nhóm răng nanh bao gồm 4 chiếc răng nằm cạnh hàm, tương ứng với vị trí thứ 3 trong cung hàm. Sở dĩ chúng có tên gọi là răng nanh vì hình dạng của chúng thường dài, nhọn và sắc. Chính vì đặc điểm cấu tạo này mà chức năng chủ yếu của răng nanh là xé thức ăn.

Nhóm răng hàm nhỏ

Nhóm răng hàm nhỏ gồm răng số 4 và răng số 5. Nhóm răng này gồm 8 chiếc răng, 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Chúng có hình dạng chủ yếu là lập phương, khá đều ở hai đầu. Và thực hiện chức năng chính là nghiền thức ăn.

Nhóm răng hàm lớn

Nhóm răng hàm lớn bao gồm răng số 6 và răng số 7. Chúng là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Răng hàm lớn thực hiện chức năng chính là nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn đi xuống dạ dày.

truong-hop-can-nho-rang-rang-ham-lon

Ngoài ra một người bình thường còn có thể xuất hiện răng hàm số 8 ( hay còn gọi là răng khôn). Chúng là những chiếc răng mọc sau cùng và hầu như không có vai trò gì trong việc nhai, cắn hay nghiền nát thức ăn.

Độ tuổi và thứ tự mọc răng

Tuổi mọc răng sữa

rang-sua
Tuổi mọc răng sữa
  • Con người sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên trong vòng từ 6 đến 8 tháng tuổi. Những chiếc răng cửa giữa ở hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó đến răng cửa hàm trên. Lần lượt hết 4 răng cửa giữa.
  • Trong khoảng từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 12, 2 răng cửa trên sẽ tiếp tục mọc. 2 răng cửa dưới sẽ có khoảng thời gian mọc chậm hơn, thường vào tháng tuổi thứ 16 trở đi.
  • Từ 12 đến 15 tháng tuổi các răng hàm sữa thứ nhất sẽ mọc.
  • Từ tháng 16 đến tháng 18 sẽ diễn ra quá trình mọc răng nanh sữa. Cũng trong khoảng thời gian này 2 chiếc răng cửa còn lại sẽ tiếp tục mọc.
  • Từ tháng 20 đến tháng 30, các răng hàm cuối cùng sẽ mọc. Chúng sẽ lấp đầy các khoảng trống trên răng và hình thành hàm răng sữa đầy đủ.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn

truong-hop-can-nho-rang-vinh-vien
Cấu trúc hàm răng hoàn chỉnh của con người

Tuổi mọc răng vĩnh viễn sẽ trải qua 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi: Các răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc thay thế các răng cửa sữa. Cùng thời gian này, các răng hàm lớn vĩnh viễn cũng mọc và thay thế răng sữa.
  • Giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi: Mọc răng cửa bên.
  • Từ 9 đến 10 tuổi: Các răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ nhất mọc.
  • Từ 10 đến 11 tuổi: Mọc răng nanh.
  • Từ  11 đến 12 tuổi: Các răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ 2 mọc. Hoàn chỉnh cấu trúc hàm răng.

Ngoài ra, ở nhiều người còn mọc răng hàm số 8 ( răng khôn ) trong khoảng thời gian từ 18 đến 25 tuổi.

Khi nào cần nhổ răng hàm?

Răng hàm là chiếc răng có kích thước lớn nhất trong hàm răng của con người. Nó chiếm vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Và việc nhổ bỏ răng hàm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Thế nhưng có những trường hợp nhổ răng hàm lại là phương pháp tối ưu nhất. Bạn cần nhổ răng hàm khi:

  • Răng hàm sâu ở mức độ nghiêm trọng, chỉ còn chân răng hoặc không có phương pháp nào có thể phục hình chiếc răng này
  • Răng hàm bị bệnh lý, viêm nha chu, lung lay nặng
  • Vũng viêm nhiễm ở răng hàm có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh
  • Răng hàm là răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây đau và chèn dây thần kinh

Khi nào nên nhổ răng cửa?

Răng cửa là chiếc răng nằm ở vị trí chính giữa khung hàm và giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc xương hàm. Nhổ răng cửa có thể dẫn đến sự mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến phát âm của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ vẫn chỉ định nhổ răng để đảm bảo sức khỏe cho cả hàm răng. Những trường hợp nên nhổ răng cửa:

  • Răng cửa bị gãy do tai nạn, chấn thương, chỉ còn ⅔ thân răng
  • Răng cửa bị sâu viêm tủy ở mức độ nặng
truong-hop-can-nho-rang-cua-sau
Hiện tượng răng cửa bị sâu nặng
  • Răng cửa mọc lệch, mọc sai vị trí ở mức độ nghiêm trọng
  • Răng cửa lung lay, không chắc chắn

Trường hợp nào cần nhổ răng nanh?

Răng nanh là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương hàm. Ngoài các chức năng cơ bản của chiếc răng bình thường, nó còn giúp nâng đỡ cơ mặt. Răng nanh giúp khuôn mặt của con người trở nên cân đối và đẹp hài hòa hơn. Chính vì những vai trò quan trọng này mà các bác sĩ luôn thận trọng trong việc chỉ định bệnh nhân có nên nhổ răng nanh hay không. Các trường hợp nhổ răng nanh bao gồm:

  • Trường hợp răng nanh chịu tác dụng của ngoại lực khiến chúng bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu mà không thể đưa về vị trí đúng.
  • Trường hợp răng nanh mắc phải các bệnh lý răng miệng không thể điều trị dứt điểm
  • Trường hợp răng nanh bị sâu hoặc hoại tử nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng các biện pháp nha khoa

Nhổ răng không trồng lại có sao không?

Mỗi một chiếc răng đều là một thành phần quan trọng trong cấu trúc xương hàm. Nên việc nhổ bỏ chúng mà không thay thế bằng một chiếc răng mới sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể kể đến là:

  • Xuất hiện nhiều bệnh lý răng miệng hơn: So với một hàm răng đầy đủ thì hàm răng thiếu chiếc sẽ có nhiều khoảng trống hơn. Tại các khoảng trống này vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn. Mặt khác, vùng răng bị mất chỉ còn lợi và nướu. Khi bạn nhai, cắn thức ăn, phần răng không bị mất sẽ tác động trực tiếp vào phần lợi này, gây nên tổn thương và hiện tượng viêm, sưng nướu, lợi.
nho-rang-khong-trong
Nhổ răng không trồng lại có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng
  • Tiêu xương hàm, sai lệch khớp cắn: Tại vị trí răng bị mất bị, lực tác động sẽ không có. Sau một khoảng thời gian nếu không trồng lại răng, phần lợi tại vị trí mất sẽ bị lún xuống. Mật độ xương tại vị trí này cũng sẽ giảm sút. Gây nên hiện tượng tiêu xương, sai lệch khớp cắn và dẫn đến nhiều khó khăn khi điều trị sau này.
  • Thay đổi khuôn mặt theo hướng tiêu cực:  Việc giảm số lượng răng và không được khắc phục sẽ khiến cho quá trình nâng đỡ cơ mặt trở nên khó khăn hơn. Gây nên sự mất cân đối và kém hài hòa cho cấu trúc khuôn mặt.

Câu hỏi về các trường hợp nhổ răng

Răng lung lay có nên nhổ không?

Câu trả lời cho vấn đề răng lung lay có nên nhổ không phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Nếu răng bạn lung lay ở mức độ nhẹ và do gặp các bệnh lý nha chu. Thì các bác sĩ thường chỉ định điều trị các bệnh lý về răng trước và sau khi điều trị dứt điểm, răng sẽ chắc chắn trở lại.

Còn nếu răng bạn đã bị lung lay ở mức độ nặng, không có khả năng phục hồi thì việc nhổ bỏ chúng là điều cần thiết. Để tránh việc lây lan vi khuẩn cũng như bảo tồn những chiếc răng còn lại.

Răng mọc sát vào má có cần nhổ không?

truong-hop-can-nho-rang-sat-vao-ma
Hiện tượng răng mọc sát vào má

Hiện tượng răng mọc sát vào má thường xảy ra với răng hàm trên. Lúc này răng mọc lệch, phần thân răng mọc chếch ra má. Chúng làm cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn và làm tổn thương vùng nướu. Gây nên nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm răng miệng. Việc nhổ răng trong trường hợp này là điều nên làm. Tuy nhiên, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và nghe tư vấn để có cách xử lý hợp lý nhất.

Nên nhổ răng cách nhau bao lâu?

Khoảng cách thời gian nhổ răng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nhổ răng mà các bác sĩ sử dụng. Nếu việc nhổ răng diễn ra trong một môi trường an toàn, đảm bảo và tay nghề bác sĩ tốt. Thì thời lành vết nhổ răng chỉ từ 2 đến 3 ngày. Dẫn đến thời gian nhổ răng tiếp theo được rút ngắn lại.

Nếu bạn nhổ răng tại nơi có dụng cụ thô sơ, môi trường không đảm bảo và tay nghề bác sĩ chưa thật sự tốt. Thì thời gian lành thương của vết nhổ sẽ dao động từ 7 đến 15 ngày. Vì thế mà thời gian để bạn có thể nhổ răng tiếp theo sẽ kéo dài thêm.

Nhổ răng số 4 có làm thay đổi khuôn mặt không?

nho-rang-so-4
Nhổ răng số 4 liệu có làm thay đổi khuôn mặt không?

Răng số 4 là răng hàm đầu tiên trong cấu trúc hàm răng. Thiếu nó, cấu trúc xương hàm thay đổi dẫn đến việc nâng đỡ cơ mặt cũng bị ảnh hưởng. Và điều này cũng có thể dẫn đến sự thay đổi khuôn mặt. Có thể trong giai đoạn đầu, sự thay đổi xảy ra không rõ ràng. Thế nhưng nếu để mất răng số 4 quá lâu mà không trồng thì khuôn mặt có thể thay đổi theo hướng tiêu cực.

Răng đang đau nhức có nhổ được không?

Răng đang đau nhức hoàn toàn có thể nhổ răng được. Tuy nhiên, khi quyết định nhổ răng hay không bạn nên tham khảo các tư vấn của bác sĩ. Vì mặc dù chỉ là một tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa nhưng việc một chiếc răng biến mất hoàn toàn có thể mang đến những sự thay đổi không tốt sau này.

Nếu bạn bị đau nhức ở mức độ nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp khác. Thì việc nhổ răng được xem là không nên. Còn nếu răng bị đau và xảy ra những biến chứng nguy hiểm thì việc nhổ răng là điều hoàn toàn cần thiết.

Răng chết tủy có nên nhổ không?

Răng chết tủy là hiện tượng thường gặp khi răng bị sâu ở mức độ quá nặng hoặc khi răng bị tổn thương nghiêm trọng.

rang-chet-tuy
Hiện tượng răng bị chết tủy

Việc nhổ răng chết tủy có nên không phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức độ tổn thương ổ răng: Nếu răng chết tủy có ổ răng chưa bị tổn thương hoặc bị tổn thương ít thì nên tiến hành làm sạch sau đó trám và phục hồi lại chiếc răng chết tủy. Và ngược lại, nếu ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng thì bạn nên nhổ răng.
  • Độ viêm nhiễm chóp răng: Khi chóp răng bị viêm nặng, có mủ hoặc đã biến chứng thành áp xe thì việc nhổ răng là điều cần thiết. Còn nếu chóp răng bị viêm nhẹ, có thể điều trị được thì có thể không nhổ răng.

Việc nắm được các trường hợp cần nhổ răng là điều cần làm nếu muốn có một hàm răng khỏe mạnh. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chia sẻ thắc mắc của bạn với Nha khoa Phú Hòa Luxury để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất nhé.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *