0868.288.158

Nhổ răng khôn uống thuốc gì hết đau nhanh lại an toàn?

Nhổ răng khôn là việc làm cần thiết khi chiếc răng này gây phiền toái cho con người. Vậy thì khi nhổ răng có cần thiết phải dùng thuốc hay không? Nhổ răng khôn uống thuốc gì hết đau mà lại an toàn? Theo dõi bài viết ngay sau đây nếu đây đang là vấn đề bạn thắc mắc nhé.

Sau khi nhổ răng khôn uống thuốc gì?

Nhóm thuốc kháng sinh trị đau răng khôn

  • Sau nhổ răng khôn uống thuốc kháng sinh Spiramycin

Spiramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có tác dụng ức chế việc phân chia tế bào của vi khuẩn. Nó cũng có thể diệt khuẩn khi được sử dụng ở liều lượng tối đa. Sử dụng Spiramycin giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn có thể gây hại đến quá trình lành vết nhổ răng khôn.

Thuốc kháng sinh Spiramycin có thành phần chính là Spiramycin. Ngoài ra còn có thêm Ethanol 96%, Magnesi stearat, Talc, tinh bột sắn, Lactose,… Thuốc được đóng gói thành 2 dạng. Dạng hộp gồm từ 2 đến 5 vỉ, mỗi vỉ 5 viên và dạng bột đông khô để pha tiêm.

Kháng sinh sau nhổ răng Spiramycin
Thuốc kháng sinh Spiramycin

Cách dùng Spiramycin như sau: Trước tiên bạn nên rửa sạch tay, sau đó chuẩn bị một cốc nước. Tiếp đó mở thuốc và uống trọn vẹn viên thuốc. Không nên chia nhỏ hoặc nghiền nát thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Liều dùng là từ 2 đến 3 viên 1 ngày. Đặc biệt lưu ý, những người dị ứng với spiramycin, erythromycin. Hoặc đang trong quá trình mang thai, cho con bú thì không nên sử dụng loại thuốc này.

  • Nhóm kháng sinh beta lactam

Nhóm kháng sinh beta lactam có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tạo vách ngăn cơ học để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở vùng mô, nướu sau nhổ răng khôn. Nhóm kháng sinh này được chia thành nhiều dạng khác nhau. Như Cephalosporin, Penicilin và các beta lactam khác. Kháng sinh beta lactam thường chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Liều dùng và nhóm thuốc sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của người bệnh. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Beta lactam chống chỉ định cho những trường hợp với những người dị ứng với Cephalosporium, người bị bệnh viêm màng não. Những người có vấn đề về gan, thận và những trường hợp kháng kháng sinh. Một số nhóm thuốc còn có thể gây dị ứng nhất định đến cơ thể. Nên bạn cần phải thận trọng trong quá trình lựa chọn và sử dụng loại thuốc này.

  • Thuốc kháng sinh Metronidazol

Metronidazol thuộc nhóm nitroimidazol, là một loại kháng sinh có tác dụng diệt các loại vi khuẩn kỵ khí, tồn tại trong răng miệng. Chính vì vậy nó rất phù hợp để sử dụng sau khi nhổ răng khôn. Giúp người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ viêm và nhiễm trùng vùng răng mới nhổ.

Thuốc kháng sinh Metronidazol được điều chế dạng viên uống tổng hợp. Nên bạn có thể dễ dàng sử dụng hàng ngày. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem răng có được bẻ thuốc để uống hay không. Cũng như liều lượng cụ thể như thế nào. Để hạn chế được tối đa các tác dụng phụ của thuốc.

Nhổ răng khôn uống thuốc gì Metronidazol
Thuốc kháng sinh Metronidazol

Khi sử dụng Metronidazol bạn không nên dùng chúng quá 10 ngày. Vì dùng liên tục trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Làm tích tụ độc tố có hại cho cơ thể.

Ngoài ra những người đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng loại thuốc này. Vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trong thời gian dùng Metronidazol, bạn cũng không nên uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn. Vì điều này có thể sản sinh ra nhiều độc tố nghiêm trọng. Thậm chí là gây tử vong với con người.

liên hệ

Nhóm thuốc giảm đau nhổ răng khôn

  • Sau nhổ răng khôn uống thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhẹ. Được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Nó có thành phần chính là Paracetamol 500g. Chỉ định dùng trong trường hợp đau đầu, đau khớp, đau răng, đau họng và sốt nhẹ.

Thuốc giảm đau này được đóng gói thành dạng hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 12 viên. Khi bạn bị đau sau nhổ răng khôn, sử dụng Paracetamol là một lựa chọn tương đối an toàn. Liều dùng với Paracetamol là 325-600mg mỗi ngày và sử dụng liên tục không quá 4 ngày.

Giảm đau Paracetamol chống chỉ định dùng cho các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Những ai được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Trước khi sử dụng loại thuốc này.

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen

Acetaminophen cũng là một dạng của Paracetamol. Nó có tác dụng điều trị các trường hợp đau nhẹ đến đau vừa, cũng có tác dụng hạ sốt và không gây nghiện. Phù hợp để hỗ trợ giảm đau sau nhổ răng khôn hiệu quả.

Nhổ răng khôn uống thuốc gì Acetaminophen
Thuốc giảm đau Acetaminophen

Liều dùng của Acetaminophen sẽ được phân chia dựa trên độ tuổi của người sử dụng. Theo đó trẻ em từ 10 đến 15 tuổi được dùng 1 viên cho 1 lần uống, một ngày uống không quá 4 viên. Mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Còn người trên 16 tuổi, được uống tối đa 2 viên một lần. Mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ, ngày uống không quá 4 viên.

Trẻ em dưới 10 tuổi, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Người nghiện rượu, người mắc bệnh tim mạch. Người bị thiếu máu, có vấn đề về gan thận. Không nên sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen. Nếu sử dụng, phải có sự kiểm soát chặt chẽ và phải được chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị.

  • Thuốc giảm đau Benzocain

Giảm đau Benzocain thường được áp dụng cho các trường hợp đau hoặc kích ứng da nhẹ. Đau sau nhổ răng khôn cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Nó có tác dụng giảm đau và gây tê nhẹ. Được bào chế ở 2 dạng là tuýp bôi và thuốc xịt.

Cách dùng giảm đau Benzocain tương đối đơn giản. Đầu tiên bạn nên rửa sạch tay. Sau đó lau khô vùng răng mới nhổ. Rồi thoa một lớp thuốc nhỏ vừa đủ lên vị trí mới nhổ răng. Còn nếu bạn dùng thuốc xịt, hãy lắc mạnh chúng trước khi sử dụng. Khi phun nhớ giữ khoảng cách từ 15 đến 30 cm. Tránh phun thuốc lên các vùng nhạy cảm, như da, mắt, mũi, miệng. Phun đến khi nào vùng mới nhổ răng ướt thì dừng lại.

Kháng sinh sau nhổ răng Benzocain
Thuốc giảm đau sau nhổ răng khôn Benzocain

Trường hợp bị dị ứng với các thành phần của thuốc, dị ứng với thuốc gây tê. Bị bệnh tim mạch, hoặc đang dùng các loại thuốc khác. Thì không nên sử dụng giảm đau Benzocain. Nếu muốn dùng, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ có kinh nghiệm điều trị.

Mặc dù sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau có tác dụng tức thời. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng chúng quá mức. Và trước khi quyết định đưa loại thuốc nào vào cơ thể. Phải chắc chắn rằng nó phù hợp và an toàn với sức khỏe của mình. Để hạn chế tối đa những phản ứng phụ tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

liên hệ

Một số lưu ý khác để giảm đau nhức sau nhổ răng khôn

Ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp giảm đau đơn giản, tại nhà. Như chườm đá hoặc chườm lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xây dựng cho mình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Để vết nhổ răng nhanh lành. Không nên sử dụng thuốc lá, các loại đồ uống có cồn để tránh tình trạng vết nhổ bị tổn thương thêm và khó lành.

Nho-rang-khon-uong-thuoc-gi-luu-y-khac
Để vết nhổ răng khôn nhanh lành, bạn không nên sử dụng thuốc lá

Đặc biệt, bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý. Ngay sau khi nhổ răng không nên sử dụng vật nhọn hoặc dùng bàn chải tác động trực tiếp vào vùng mới nhổ. Vì nó có thể gây thêm tổn thương và dẫn đến hiện tượng viêm, nhiễm trùng.

Để giảm đau răng khôn xuống mức tối đa, bạn có thể chọn các đơn vị nha khoa sử dụng công nghệ nhổ răng tiên tiến hiện nay. Như Nha khoa Phú Hòa Luxury. Tại nha khoa chúng tôi áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm. Cho hiệu quả nhổ răng nhanh chóng. Đặc biệt không đau và cực kỳ chuẩn xác. Nhổ răng tại Phú Hòa Luxury, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng.

Mong rằng với những thông tin vừa rồi, bạn đã biết nhổ răng khôn uống thuốc gì hết đau nhanh lại an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ với Phú Hòa Luxury theo địa chỉ: Nguyễn Lam, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội. Hotline: 0868 288 158. Hoặc truy cập Website: https://nhakhoaphuhoaluxury.com/ ngay bạn nhé!

liên hệ nhổ răng

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *