0868.288.158

Răng bị sâu nặng là gi? Răng sâu nặng phải làm sao?

rang-bi-sau-nang

Răng bị sâu nặng không đơn giản chỉ là những chấm đen mà ta thấy được. Đã đến lúc bạn cần có biện pháp nha khoa điều trị thích hợp để phục hồi chức năng của răng.

Hiện tượng răng bị sâu nặng

Nguyên nhân

Ngoài những nguyên nhân như lười đánh răng, chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều đường gây sâu răng. Thì trường hợp răng sâu nặng xảy đến do một số nguyên nhân sau:

  • Đánh răng không đúng cách, dùng bàn chải với lực quá mạnh gây mòn răng, những vị trí khác tại kẽ răng, mặt trong không được làm sạch tối đa.
  • Hay ăn vặt: Chúng chứa cực nhiều axit làm cho răng sâu nặng. Thói quen này cũng nguy hiểm như là việc ăn nhiều đồ ngọt.
rang-bi-sau-nang
Thường xuyên ăn vặt gây ra sâu răng nặng
  • Thiếu nước: Nước bọt có vai trò quan trọng nhằm rửa sạch thức ăn thừa, đánh bay mảng bám. Các khoáng chất trong nước bọt còn ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng, trung hòa axit có hại. Vậy chẳng phải thiếu nước thì sẽ gây sâu răng nặng sao.
  • Người có men răng yếu, chân răng yếu: Vi khuẩn càng có điều kiện bám vào bề mặt răng. gây sâu răng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ăn không đúng giờ, ngủ không đúng giấc, biếng ăn…cũng tạo điều kiện cho sâu răng.
  • Tụt nướu: Ngà răng lúc này trở thành mục tiêu của vi khuẩn, chúng tấn công sâu vào trong chân răng mà bạn không thể phát hiện được. Đến khi răng lung lay, đau nhức thì răng đã bị sâu nặng.

Biểu hiện

  • Vết đen bám trên bề mặt nhai/kẽ răng/mặt trong răng
  • Răng bị ê buốt khi ăn đồ quá nóng/lạnh/cay
  • Răng hàm nhói đau khi chải răng
  • Đau nhức răng khi ăn uống, tần suất ngày một tăng lên
  • Quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng, thức ăn không được nhai kỹ
  • Hôi miệng dù đã chải răng sạch sẽ.
  • Răng bị sưng lên thành một cục rồi xẹp dần.

Tác hại răng bị sâu nặng

Những biểu hiện trên đây chỉ là những gì bạn cảm nhận được, thực tế mỗi răng đều có chân răng trong xương hàm. Trong thân răng lại có chân răng và tủy răng (dây thần kinh). Khi lỗ sâu chạm đến tủy răng thì chúng sẽ rất đau. Ngay cả khi bạn không ăn uống hay đang ngủ. Rồi khi nhiễm trùng lan xuống chân răng, xương hàm thì bạn bị áp xe, gây nhiễm trùng răng.

rang-bi-sau-nang
Áp xe răng khiến bạn đau đớn

Bên cạnh đó, răng bị sâu nặng gây ra những tác hại như sau:

  • Viêm tủy.
  • Vi khuẩn chèn ép dây thần kinh gây ra hiện tượng hoại tủy, chết tủy.
  • Người bệnh mất tự tin trong khi giao tiếp do do chấn đen, hôi miệng.
  • Người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” do những cơn đau hành hạ.
  • Dễ cáu gắt, khó chịu cả với người xung quanh
  • Gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng
  • Càng sâu răng nặng, bạn lại sử dụng thuốc kháng sinh, và những tình trạng đáng tiếc đã xảy ra.
  • Rụng răng, mất răng

Biện pháp điều trị sâu răng nặng hiện quả nhất

Răng bị sâu nặng thường do răng sâu số 6,7 gây ra. Bạn cần đến nha khoa để được xem xét tình trạng, tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hàn trám răng

Phương pháp hàn trám được thực hiện khi răng sâu nặng, nhưng lỗ sâu còn nhỏ và chưa ảnh hưởng sâu vào bên trong tủy.

rang-bi-sau-nang

Bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa như amalgam, sứ, composite, silicat…để trám vào những lỗ hổng do răng sâu gây ra. Khôi phục lại nguyên dạng răng và bảo vệ cấu trúc bên trong. Nhưng trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu, để loại bỏ vi khuẩn sâu răng và môi trường mà vi khuẩn phát triển.

Bọc răng sứ

Khi răng sâu quá nặng, cấu trúc răng đã bị phá hủy hoàn toàn m, tủy răng bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn chắc chắn. Thì phương pháp bọc răng sứ răng sâu được áp dụng.

rang-bi-sau-nang

Trước tiên, lỗ sâu cũng sẽ được xử lý, làm sạch để đảm bảo vi khuẩn không còn phát triển. Tiếp đó, bác sĩ mài răng và bọc răng sứ. Mão sứ thay thế có độ cứng, chịu áp lực cao. Một số loại sứ thẩm mỹ còn giúp cho bạn sở hữu hàm răng đẹp. Cuối cùng, sau khi bọc sứ xong thì người bệnh phục hồi cấu trúc, chức năng của răng mà như chưa từng bị sâu.

Nhổ răng

Không ai mong muốn phải nhổ răng, và bác sĩ cũng như vậy. Nhưng răng bị sâu nặng mà không thể phục hồi được bằng bất kỳ biện pháp nào ở trên thì sẽ cần phải nhổ bỏ.

rang-bi-sau-nang

Sau khi nhổ xong thì bác sĩ sẽ trồng răng mới cho người bệnh để đảm bảo được chức năng ăn uống và thẩm mỹ. Một số phương pháp trồng răng được áp dụng đó là làm cầu răng sứ và trồng răng implant.

Giới thiệu nha khoa chữa răng bị sâu nặng dứt điểm, an toàn

Tại nha khoa Phú Hòa Luxury, chi phí điều trị răng sâu nặng theo các phương pháp trên đó là:

Hàn trám răng

  • Hàn răng sữa: 100 nghìn đồng/răng
  • Hàn răng vĩnh viễn: 250 nghìn đồng/răng
  • Hàn răng thẩm mỹ: 450 nghìn đồng/răng
  • Hàn cổ răng: 300 nghìn đồng/răng

Bọc răng sứ

  • Răng sứ kim loại thường: 1 triệu đồng/răng
  • Răng sứ vivadent France: 1,2 triệu đồng/răng
  • Răng sứ Jelenko USA: 1,5 triệu đồng/răng
  • Răng sứ Titan: 2,5 triệu đồng/răng
  • Răng sứ Nacera: 10 triệu đồng/răng ( được bảo hành vĩnh viễn)
  • Răng sứ Ceramill: 6 triệu đồng/răng
  • Răng sứ Emax: 6 triệu đồng/răng
  • Răng sứ Lisi: 8 triệu đồng/răng

Nhổ răng + trồng răng

  • Nhổ răng cửa vĩnh viễn: 500 nghìn đồng/răng
  • Nhổ răng hàm nhỏ vĩnh viễn: 500 – 800 nghìn đồng/răng
  • Nhổ răng hàm lớn vĩnh viễn: 500 – 1 triệu đồng/răng
  • Trồng răng implant: 18 – 45 triệu đồng/răng

Đến với nha khoa Phú Hòa Luxury, bạn sẽ được đón tiếp bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao và tận tâm với nghề. Các máy móc nha khoa hiện đại cũng cam kết mang đến hiệu quả điều trị răng bị sâu nặng của bạn. Các phòng nha khoa được vô trùng sạch sẽ, có không gian riêng nên phù hợp với mọi đối tượng.

rang-bi-sau-nang

Để được tìm hiểu kỹ hơn về điều trị răng sâu, bạn hãy liên hệ đến cho nha khoa Phú Hòa Luxury theo số hotline 0868.288.158. Hoặc chat ngay cho nhân viên tư vấn của chúng tôi bên phải màn hình nhé.

Một số biện pháp chăm sóc răng sâu nặng tại nhà

Dù đã an tâm điều trị tại nha khoa Phú Hòa Luxury, thế nhưng bạn cũng hãy có biện pháp chăm sóc răng miệng mỗi ngày để không  còn răng bị sâu nặng như sau:

  • Đánh răng đúng cách, dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và dụng cụ làm sạch chuyên dụng.
  • Lưu ý đến vết trám, vết bọc sứ và chăm sóc đặc biệt theo lời dặn của bác sĩ. Khi chúng đã có dấu hiệu bị bung ra thì cần đến ngay cơ sở nha khoa.
  • Bổ sung thêm flour bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ này như nước súc miệng, kem đánh răng, nước uống bạn nhé.
  • Có được một chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn đồ ăn quá cay, nóng, lạnh, hạn chế ăn tinh bột. Tăng cường thêm rau xanh trong thực đơn hằng ngày giúp làm sạch mảng bám tự nhiên trên răng.
  • Nên kiểm tra nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện kịp thời những “lỗ hổng” trên răng. Hướng dẫn duy trì một hàm răng chắc khỏe nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ bổ ích dành cho bạn. Hãy liên hệ cho chúng tôi nếu bạn cần được cung cấp thêm thông tin. Mong muốn được đặt lịch khám và tư vấn miễn phí nhé.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *