0868.288.158

Răng sữa là gì, tuổi mọc và thay răng sữa

rang-sua-la-gi

Hiểu được răng sữa là gì, vai trò của chúng quan trọng như thế nào sẽ giúp cha mẹ chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn và đưa bé đi thăm khám kịp thời khi răng sữa gặp vấn đề.

Răng sữa là gì

Răng sữa thường được dùng với nhiều tên gọi: răng nguyên thủy, răng trẻ em,.. Nói một cách chính xác nhất thì răng sữa là một loại răng mọc tạm. Răng sữa sẽ dần rụng đi sau một thời gian và được thay thế bởi các răng vĩnh viễn.

rang-sua-la-gi
Răng sữa là răng mọc đầu tiên của trẻ và thay thế bởi răng vĩnh viễn

Răng sữa có vai trò giúp trẻ nhai, có chức năng nghiền nhỏ thức ăn lúc trẻ bắt đầu ăn dặm. Đồng thời, răng sữa cũng có vai trò trong việc phát âm, hạn chế trẻ bị ngọng, giọng lớ,… Một chức năng khác cũng khá quan trọng của răng sữa là giúp cố định vị trí và giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng sữa cũng giúp tăng thêm sự thẩm mỹ, vẻ đẹp xinh xắn dễ thương cho khuôn miệng của bé.

Tuổi mọc và thay răng sữa ở trẻ

Tuổi mọc răng sữa là gì

Khi đến 6 tháng tuổi, bé sẽ có những chiếc răng sữa đầu tiên. Trình tự mọc răng sữa của bé như sau: răng cửa dưới, răng cửa trên, răng cửa bên, răng cối nhỏ, răng nanh, răng cối lớn. Trẻ đến 3 – 4 tuổi sẽ phát triển đầy đủ 20 răng sữa. Từ 5 – 7 tuổi, răng sữa sẽ dần lung lay và rụng đi.

Tuy nhiên, quá trình mọc răng và thay răng sữa không hề đơn giản như bạn nghĩ, đôi khi cần có sự can thiệp kịp thời của nha sĩ. Trong trường hợp bé đã 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng sữa, bạn cần cho bé khám để được các bác sĩ tư vấn. Hoặc trường hợp khi răng sữa của bé bị rụng đi quá sớm, cha mẹ cũng cần đưa bé đến các nha sĩ để thăm khám kịp thời.

Tuổi thay răng sữa của bé

Sang giai đoạn thay răng, phần chân của răng sữa dần tiêu biến, răng sẽ lung lay, rụng đi. Để các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên và thay thế các răng sữa. Thời gian thay răng của bé thông thường sẽ bắt đầu khi bé khoảng 5 – 7 tuổi. Thứ tự trước tiên là các răng cửa, đồng thời các răng cối lớn ở hàm thứ nhất (răng hàm) cũng sẽ mọc lên.

Răng ở bên cạnh răng cửa cũng mọc tiếp nối khi bé 7 – 8 tuổi. Các răng cối nhỏ hàm thứ nhất (tiền hàm) sẽ móc khi bé 9 – 10 tuổi. Bé 10 – 11 tuổi sẽ thay tiếp răng nanh. Đến 11 – 12 tuổi, bé thay răng cối nhỏ hàm thứ hai (tiền hàm). Trong giai đoạn này các răng cối lớn hàm thứ hai (răng hàm) cũng được thay thế.

Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt, bé cũng cần được nhổ răng sữa ngay để tránh được các ảnh hưởng xấu:

Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé

Biết được răng sữa là gì, mẹ cũng cần biết thời điểm tốt nhất để nhổ răng cho con. Thông thường, khi đến tuổi thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu biến, các răng sữa sẽ dần rụng đi và dần được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn theo thời gian sẽ trồi lên đúng ở vị trí chiếc răng sữa cũ đã rụng. Nếu các răng của bé thay đổi theo đúng tiến trình này. Thì sẽ cho kết quả thay răng thuận lợi mà không xảy ra vấn đề gì.

rang-sua-la-gi
Bố mẹ cần theo dõi để đưa ra quyết định khi nào nhổ răng sữa cho con

Tuy nhiên đối với các trường hợp không thay răng như bình thường. Các răng sữa của bé bắt buộc phải nhổ đi để ngăn chặn và tránh khỏi các trường hợp như răng vĩnh viễn mọc lệch khỏi vị trí. Cụ thể trong các trường hợp:

  • Răng của bé đau nhức kéo dài
  • Chân răng, kẽ chân răng sữa bị nhiễm trùng
  • Răng sữa bị hư tủy, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nằm bên dưới.
  • Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm chóp răng.

Để đảm bảo bé được chăm sóc răng miệng tối đa, tốt nhất cha mẹ nên cho bé kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng của bé được theo dõi và chăm sóc tối ưu nhất, các vấn đề về răng miệng (chủ yếu là sâu răng, mọc răng/thay răng sữa,…) cũng được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách nhổ răng sữa

Tự nhổ răng cho bé tại nhà

Cách 1: Dùng lực dứt khoát để tự nhổ răng sữa cho bé

Lúc này, cách tự nhổ răng sữa cho bé được thực hiện khi chiếc răng đã lung lay nhẹ. Bố mẹ có thể dùng ngón tay trỏ để tác động lên răng. Tay cần được rửa sạch sẽ, kết hợp với gạc vô trùng để lay chiếc răng.

Nếu lần 1 chưa thấy răng lung lay nhiều. Bố mẹ có thể đợi và thực hiện mỗi ngày để chiếc răng được nhổ bỏ một cách dễ dàng.

Cách 2: Khuyên bé dùng lưỡi để đẩy dần chiếc răng

Cách dùng lưỡi để tác động khiến răng rụng dần cũng được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Với cách nhổ răng này, bạn hãy thường xuyên ở bên cạnh bé. Hướng dẫn bé đẩy lưỡi lên răng, cho đến khi răng lung lay nhiều là có thể nhổ bỏ.

Khi dùng khuyên bé dùng lưỡi để đẩy dần răng lung lay. Bố mẹ cũng lưu ý không nên rời đi đâu xa. Vì trong quá trình bé thực hiện, cần theo dõi để tránh bé đảo lưỡi quá mạnh. Đảo lưỡi mạnh có thể gây sót chân răng hoặc đau răng, đau lưỡi, …

Cách 3: Dùng chỉ thông thường để nhổ răng sữa cho bé

Khi dùng chỉ để tác động cho răng lung lay bạn cũng cần lưu ý: Dùng tay để lung lay chiếc răng trước đó. Đến khi răng đã bắt đầu có dấu hiệu lung lay mạnh thì dùng sợi chỉ quấn quanh chân răng để quá trình nhổ răng thuận lợi hơn. Sau đó, hãy dùng lực mạnh để kéo răng sữa lên.

Nhổ răng sữa tại nha khoa

Những biện pháp tự nhổ răng có thể diễn ra thuận lợi. Nhưng những rủi ro là không biết trước, lúc đó nhìn lại thì đã quá muộn. Răng của bé có thể cần điều trị nhiều hơn, tốn thêm chi phí và công sức.

rang-sua-la-gi
Nên cho bé nhổ răng sữa tại nha khoa uy tín để đảm bảo

Vì vậy, nếu răng của bé phát triển bất thường. Ví dụ như răng sữa còn chưa rụng mà đã có răng vĩnh viễn khác mọc trồi lên. Lúc này, bố mẹ lưu ý nên đưa bé đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và đưa ra lời khuyên nhất định.

Bên cạnh đó, cách tự nhổ răng sữa cho bé chỉ được áp dụng khi răng của bé đã đến thời điểm thay răng và đã lung lay. Bởi nếu răng sữa bị sâu hay viêm tủy mà chưa đến thời gian thay răng. Bố mẹ tự ý nhổ răng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, cách tự nhổ răng không an toàn đối với những bé bị bệnh về đường máu, bị bệnh tim, hay bị viêm lợi,… Với các trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp nha sĩ để quá trình nhổ răng được thuận lợi hơn.

Tham khảo chi phí nhổ răng sữa cho bé:

Lưu ý khi nhổ răng sữa và cách chăm sóc sau khi nhổ

Sau khi cho bé nhổ răng sữa, bé cũng cần được chăm sóc và theo dõi. Thông thường sau khi vừa nhổ răng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm cho bé uống. Các cha mẹ cũng nên quan sát và tránh để bé tác động lên chiếc răng vừa nhổ để hạn chế đau hoặc chảy máu, nhiễm trùng. Cũng như tránh chải răng ở chỗ vừa nhổ răng trong 24 giờ đầu tiên.

Các cha mẹ cũng nên lưu ý một vài điều sau: tránh cho bé ăn đồ ngọt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các loại đồ ăn cứng. Cho bé sử dụng các loại thức ăn mềm, uống nhiều nước. Đồng thời vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách với các loại bàn chải có lông mềm. Hoặc cho bé vệ sinh khoang miệng bằng nước muối.

Câu hỏi thường gặp về răng sữa là gì?

Nhổ răng sữa có đau không?

Nhổ răng sữa hơi đau một chú, tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 giờ đầu (có kèm chảy máu) rồi chấm dứt. Bé sẽ ăn uống và vui chơi bình thường sau đó.

Trường hợp bé quấy khóc nhiều, bác sĩ sẽ cho ngậm thuốc giảm đau nên bố mẹ đừng lo lắng quá nhé, hãy ở bên và động viên con.

Nhổ răng sữa còn sót chân răng xử lý thế nào?

rang-sua-la-gi
Chăm sóc bé thật kỹ để phát hiện chân răng còn sót khi nhổ

Nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải là chuyện hiếm gặp. Nhất là khi bố mẹ tự nhổ tại nhà cho con. Theo quan niệm của nhiều bố mẹ thì chân răng sẽ tự tiêu khi răng vĩnh viễn trồi lên. Thế nhưng điều này sẽ tiềm ẩn bệnh lý nha chu, từ đó dẫn đến nhiễm trùng, áp xe…Bố mẹ hãy đưa con đi nha sĩ để được đảm bảo về quy trình nhổ. Và xử lý khi nhổ răng sữa còn sót chân răng nhé.

Răng sữa mất quá sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không

Răng sữa rụng sớm sẽ làm cho chiếc răng bên cạnh dần dần dịch về phía nướu trống và cố định ở đó. Đến khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không có chỗ để trồi khỏi nướu. Dẫn đến mọc chen vào vị trí khác, làm chệch vị trí của các răng.

Ngoài ra, răng sữa rụng muộn hơn cũng làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của khớp cắn, khả năng nhai và khả năng chịu lực của răng. Gây ảnh hưởng khá lớn cho quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như cuộc sống hằng ngày.

Răng sữa không lung lay có nên nhổ?

Khi răng sữa chưa lung lay, nghĩa là bé chưa đến tuổi thay răng thì bố mẹ không nên nhổ.

Một số trường hợp răng sữa không lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên. Thì bắt buộc phải nhổ để tránh răng mọc lệch về sau. Lưu ý là bố mẹ không nên tự ý nhổ răng cho con bởi răng sữa không lung lay rất khó nhổ. Hãy đưa con khi bác sĩ để được xử lý đúng đắn nhất nhé.

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không

Bé bị áp xe răng do sâu răng hay những thói quen ăn uống, chăm sóc răng không kỹ lưỡng. Việc điều trị áp xe và câu hỏi có nên nhổ bỏ hay không sẽ được chỉ định trong trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như nếu răng đã bị hỏng hoàn toàn thì cần nhổ bỏ để tránh lây lan. Còn nếu áp xe đang ở giai đoạn đầu, răng bé chưa đến lúc thay thì chỉ cần loại bỏ mủ áp xe. Bố mẹ hãy nghe sự tư vấn của nha sĩ chứ đừng tự ý quyết định nhé.

Nhổ răng sữa sớm có mọc lại nhanh không

Nếu bé bị mất răng sữa sớm thì răng sữa sẽ không mọc lại nữa, mà thay vào đó là răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn chỉ thay thế khi bé từ 5-7 tuổi. Khoảng thời gian mất răng sớm mà chưa mọc lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, phát âm và vị trí mọc răng về sau.

Do đó, cách tốt nhất là bố mẹ hãy cho con đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để giúp bé có được hàm răng sữa khỏe mạnh, và các bác sĩ sẽ tư vấn đến bố mẹ thời điểm nhổ răng sữa đúng đắn nhất cho con.

Không nhổ răng sữa có nguy hiểm gì không

rang-sua-la-gi
Bố mẹ cần đưa bé đi khám để được nha sĩ tư vấn kỹ

Thực tế răng sữa sẽ tự rụng mà không cần phải nhổ. Nhưng không ít trường hợp răng sữa không rụng đi mà tại vị trí đó mọc trồi lên một chiếc răng vĩnh viễn mà mẹ hay gọi đó là răng khểnh. Hậu quả là răng bị mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và ăn nhai sau này của trẻ.

Một số trường hợp răng bé mọc lẫy răng thừa do để lâu không nhổ. Bố mẹ cũng cần quan sát để có hướng xử lý kịp thời cho con.

Trong mọi trường hợp, bố mẹ đều cần am hiểu răng sữa là gì, hiểu được những cơ chế và tác động của răng sữa đối với hàm răng của bé sau này để có những quyết định đúng đắn nhất.

Đến với Nha khoa Phú Hòa Luxury, các cha mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi cho bé nhổ răng sữa. Các bác sĩ có trình độ tay nghề cao và hệ thống dụng cụ nha khoa hiện đại, tiên tiến. Sẽ giúp bé nhổ răng sữa đúng kỹ thuật và phương pháp. Bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi nhé.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *