0868.288.158

So sánh Implant và cầu răng, đâu là phương pháp tốt nhất?

Có rất nhiều cách để phục hình răng bị mất. Trong đó, Implant và cầu răng là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Để so sánh Implant và cầu răng, đâu là phương pháp tốt nhất? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây. 

Trồng răng Implant và cầu răng được sử dụng trong trường hợp nào?

Trồng răng Implant và cầu răng sứ đều là phương pháp phục hình răng bị mất. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Khi lựa chọn phương pháp thay thế răng bị mất, nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân để đưa ra giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh có thể chọn 1 trong 2 cách này. Do nha sĩ còn phụ thuộc vào nhu cầu và tài chính của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh cần hiểu rõ các đặc điểm của mỗi phương pháp. So sánh Implant và cầu răng một cách kỹ càng. Từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Trồng răng Implant

so-sanh-implant-va-cau-rang-dau-la-phuong-phap-tot-nhat
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng bị mất được nhiều người sử dụng.
  • Implant là phương pháp sử dụng những loại trụ sinh học có khả năng tương thích cao để cấy vào xương hàm của bệnh nhân. Trụ Implant thay thế cho chân răng, có tác dụng giữ vững sự liên kết giữa các tế bào xương, nâng cao độ chịu lực cho mão răng sứ.
  • Bất kể người bệnh mất 1 hay nhiều răng, đều có thể sử dụng phương pháp trồng răng Implant. Mặc dù Implant là một phương pháp phục hình răng bị mất gần như tân tiến nhất hiện nay. Xong, không phải trường hợp nào cũng thích hợp để sử dụng phương pháp này. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, người có sức khỏe yếu.

Cầu răng sứ

cau-rang-su-va-trong-rang-implant
Hai chiếc răng thật được mài thành trụ, nâng đỡ cầu răng.
  • Không giống như Implant, cầu răng sứ không sử dụng trụ cắm vào chỗ răng bị mất để thay thế cho chân răng. Phương pháp này sử dụng 2 răng liền kề răng bị mất để làm trụ. Theo đó, 2 răng liền kề sẽ được mài nhỏ lại. Một cầu răng sứ sẽ được bắc qua 2 chiếc răng này để che đi vị trí của chiếc răng đã mất.
  • Cầu răng sứ có thể dùng trong nhiều trường hợp. Khi người bệnh mất từ 1 – 3 chiếc răng liền kề. Nhưng nếu người bệnh mất toàn hàm răng, hoặc 4-6 răng liền kề thì việc bắc cầu sẽ khó khăn hơn.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm nổi bật của trồng răng Implant và cầu răng sứ. Chúng tôi đã lập bảng so sánh Implant và cầu răng sứ dưới đây.

So sánh Implant và cầu răng

Trồng răng Implant Cầu răng sứ
Mô phỏng
Trường hợp áp dụng – Hầu hết các trường hợp mất răng. – Các trường hợp mất 1-3 chiếc răng.

– Không áp dụng trường hợp mất răng số 7, mất toàn hàm răng.

Kỹ thuật Sử dụng trụ titan có thiết kế như chiếc ốc vít để thay thế chân răng. Mão răng sứ được gắn trên đỉnh trụ thay thế cho răng thật. Mài các răng liền kề để làm trụ. Một nhịp cầu răng sứ được liên kết bởi 3 răng trở lên sẽ chụp lên trên, giữa hai răng đã được mài.
Khả năng gây biến chứng – Implant có thể gây biến chứng nếu bị thực hiện không cẩn thận bởi bác sĩ tay nghề kém, trụ Implant kém chất lượng.

– Có khả năng ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm.

– Không thể ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm.

– Sau một thời gian sử dụng, phần nướu của răng bị mất sẽ tụt xuống. Tạo ra kẽ hở, gây mất thẩm mỹ.

– Tăng nguy cơ mất thêm nhiều răng do 2 răng làm trụ đã bị mài.

Độ bền Làm 1 lần, sử dụng trọn đời, không cần thay thế. Tùy vào loại răng khách hàng lựa chọn. Thông thường cầu răng sứ có tuổi thọ trung bình 10 năm. Sau khoảng thời gian này, răng sứ sẽ xuống cấp, gây viêm nhiễm, hôi miệng. Cần thay thế cầu răng mới.
Tính thẩm mỹ Tính thẩm mỹ cao, giống như răng thật, không lộ. Tính thẩm mỹ cao. Sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị lộ, do tụt nướu, tiêu xương hàm.
Giá cả Cao Vừa phải

Implant và cầu răng sứ, đâu là phương pháp tốt nhất?

Có thể đến đây bạn đã nhìn ra Implant chính là phương pháp phục hình răng bị mất tốt nhất. Sau khi đọc bảng so sánh Implant và cầu răng ở trên, Implant gần như không có khuyết điểm nào, ngoại trừ giá thành cao. Nhưng phương pháp này chưa chắc là phù hợp nhất với một số trường hợp dưới đây:

  • Người bệnh là người cao tuổi, sức khỏe yếu: Implant là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, đòi hỏi người bệnh phải có sức khỏe tốt. Sau khi cắm trụ Implant, người bệnh sẽ đau nhức trong 1-2 ngày. Nếu cơ thể có sức đề kháng kém, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, sốc phản vệ sau khi cấy ghép Implant.
  • Người bị loãng xương: Trụ Implant được thiết kế với một lớp màng sinh học bao phủ thân trụ. Lớp màng này giúp trụ liên kết nhanh chóng với các mô, mạch máu của cơ thể để hình thành xương mới. Khi người bệnh bị loãng xương, khả năng tái tạo xương của cơ thể rất kém, khiến trụ Implant không thể liên kết vững chắc được.
  • Người bệnh mắc chứng máu khó đông: Tuy đây là một loại bệnh hiếm gặp nhưng nếu chẳng may bạn mắc phải chứng bệnh này thì việc cấy ghép Implant gần như bất khả thi. Cục máu đông là môi trường cần thiết để các mô, tế bào liên kết và tái tạo xương. Máu khó đông sẽ khiến quá trình lành thương bị gián đoạn và xảy ra tình trạng chảy máu kéo dài.
canh-bao-trong-rang-implant-cho-nguoi-cao-tuoi
Cần cẩn thận khi trồng răng cho người cao tuổi, người có sức khỏe kém.

Ngoài ra, những người bị mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao; Người hút nhiều thuốc lá, sử dụng quá nhiều steroid,.. cũng là những đối tượng bị hạn chế cấy ghép Implant. Những đối tượng này rất dễ mắc bệnh viêm quanh răng, chảy máu kéo dài, gia tăng thất bại của Implant.

Làm sao để biết tôi có thể cấy ghép Implant hay không?

Trước khi thực hiện cấy ghép Implant, nha sĩ thường khuyên bạn làm các xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm máu trước. Nếu bạn đang mắc các chứng bệnh nói trên, hãy khai báo thành thật với nha sĩ để tránh gặp biến chứng khi đang thực hiện điều trị.

Ngoài Implant, bạn có thể sử dụng 2 phương pháp phục hình răng sứ còn lại là cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Tuy không thể ngăn chặn tiêu xương hàm như Implant, nhưng đây là 2 phương pháp thay thế khá tốt cho những trường hợp không thể sử dụng Implant.

ham-gia-thao-lap-phuc-hinh-rang-bi-mat
Hàm giả tháo lắp phù hợp với những người cao tuổi, sức khỏe kém.

Câu hỏi thường gặp về trồng răng Implant và cầu răng sứ

Trồng răng sứ có tháo ra được không?

Trồng răng sứ chính là trồng răng Implant, bạn không thể tháo trụ Implant ra được, trừ khi bạn không muốn sử dụng phương pháp này nữa. Khi đó bạn có thể đến nha sĩ và yêu cầu tháo bỏ. Tất nhiên, việc làm này là không tốt cho sức khỏe của bạn.

Để tháo lắp răng giả, bạn có thể sử dụng hàm giả tháo lắp. Đây là phương pháp phục hình răng bị mất chủ yếu sử dụng cho người cao tuổi. Khi đeo hàm giả tháo lắp, bạn cần tháo ra để vệ sinh thường xuyên. Hàm giả tháo lắp cũng có thời hạn sử dụng, sau khoảng 3-5 năm, bạn cần làm một hàm răng mới.

Trồng răng Implant có đau không?

Trong quá trình cấy ghép Implant, nha sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc gây tê. Vì thế bạn sẽ không cảm nhận được cơn đau trong suốt quá trình điều trị. Sau khi quá trình cấy ghép Implant kết thúc, thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dần dần. Cơn đau sẽ kéo dài trong vài ngày.

Nha sĩ sẽ đưa cho bạn lời khuyên và các phương thức để giảm đau sau khi trồng răng Implant. Bạn hãy tuân thủ tuyệt đối những lời khuyên này để vết thương nhanh chóng phục hồi và hết đau.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc so sánh Implant và cầu răng. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm được một giải pháp tốt nhất cho tình trạng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ tới Hotline: 0868.288.158 của chúng tôi.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *