0868.288.158

Răng cấm là gì? Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

rang-cam-la-gi-nho-rang-cam-co-anh-huong-gi-khong-4

Người ta hay gọi là răng cấm, mà tại sao không phải là răng số 1,2,3… Nhổ răng cấm có thực sự cấm kỵ như tên gọi của nó? Cùng nha khoa Phú Hòa Luxury tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Răng cấm là gì?

Vị trí răng cấm trên cung hàm

Răng cấm là răng số 6, nằm giữa răng số 5 và số 7. Cụ thể là chiếc răng hàm đầu tiên tính từ bên ngoài hàm và nằm cạnh răng cối nhỏ.

Chiếc răng 6 nằm sâu trong cung hàm, có kích thước lớn để chịu lực nhai. Mặc dù nằm ở sâu trong cung hàm, nhưng chiếc răng này không phải là chiếc răng trong cùng của hàm răng.

Răng số 6 là chiếc răng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hàm răng người nên cần hạn chế đụng chạm hay bất cứ xâm lấn nào. Đó cũng là lý do chiếc răng 6 còn được gọi với tên răng cấm.

rang-cam-la-gi-nho-rang-cam-co-anh-huong-gi-khong-1
Răng cấm là răng số 6

Tác dụng của răng cấm

Khi ăn uống, lực nhai sẽ dồn hết vào răng cấm. Do đó, nếu như chúng lung hay hay bị mất đi thì sẽ làm giảm sức nhai của khuôn hàm.

Bên cạnh đó, răng này còn là điểm tựa để các răng vĩnh viễn mọc lên một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, hạn chế tình trạng mọc lệch răng ở trẻ.

Dấu hiệu trẻ mọc răng cấm

Răng cấm là răng mọc cuối cùng trong quá trình mọc răng sữa ( 25 – 33 tháng tuổi) và cũng là răng mọc sớm nhất trong các răng vĩnh viễn (6-7 tuổi) nên người ta hay nhầm tưởng đây là răng sữa.

Khi mọc răng cấm, bé sẽ có những biểu hiện như chảy nước dãi nhiều, quấy khóc, sốt nhẹ, thích nhai cắn đồ đạc, nướu sưng to, bé chán ăn…Các mẹ hãy quan tâm đến bé nhiều hơn nhé.

Cách giảm đau khi mọc răng cấm

Khi bé mọc răng cấm, bố mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm đau cho bé:

  • Không ép bé ăn nhiều, chia bữa nhỏ và nấu soup mềm để bé ăn nhai dễ dàng hơn.
  • Bé sơ sinh không uống nước lọc hay nước hoa quả thì mẹ hãy cho bé bú nhiều.
  • Khi bé đau nhiều dẫn đến sốt thì dùng khăn ấm lau trán, lau người cho bé.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh hạ sốt nếu như chưa có ý kiến bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng, dùng khăn mềm lau nướu để giảm đau và hạn chế ngứa lợi cho bé.

Nhức răng cấm và đau răng cấm khi nào là biểu hiện bệnh lý?

Răng cấm bị sâu

Chiếc răng cấm bị sâu nguyên nhân chủ yếu là do ngay từ khi còn bé, bạn ăn nhiều kẹo và không chăm sóc kỹ lưỡng cho răng. Men răng yếu kết hợp với vi khuẩn tạo ra những lỗ sâu trên thân răng, lâu dần sẽ trở nên giòn và gãy ra thành từng mảnh vụn. Lỗ sâu lan vào trong tủy và làm hỏng cả tủy.

rang-cam-la-gi-nho-rang-cam-co-anh-huong-gi-khong-2
Răng cấm bị sâu vào tủy

Hậu quả là những cơn đau nhức răng kéo dài, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp sốt nhẹ, đau đầu do ảnh hưởng do dây thần kinh sát với răng cấm.

Răng khôn mọc lệch chèn vào răng cấm gây viêm chân răng

Thực tế thì răng khôn mọc chèn vào răng số 7, và răng số 7 lại đẩy về răng cấm gây ra tình trạng lệch răng, viêm chân răng.

Chiếc răng cấm lúc này tự nhiên bị “vạ lây”, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên do cơn đau nhức xảy ra. Chỉ khi nào bạn giải quyết răng khôn mọc lệch ấy thì răng cấm mới không còn bị đau và khỏe mạnh.

Có nên nhổ răng cấm không?

Khi nào cần nhổ răng cấm

Răng cấm nằm gần dây thần kinh nên cần kiểm tra thật kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi nhổ cần có sự chỉ định của bác sĩ với những trường hợp như:

+ Viêm nhiễm răng, sâu răng: Nếu như không nhổ sớm dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm xương, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

+ Rối loạn cảm giác: Khối u tại răng cấm sưng to, chèn lên dây thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác tại vùng môi, da. Đi kèm là một bên mắt sưng đỏ, đau, các giác quan cũng không được nhanh nhạy.

+ U xương hàm: Nhiễm trùng răng số 6 có thể dẫn đến u xương, nang thân răng, ung thư xương. Nếu không nhổ kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Chúng ta cần biết rằng, các dây thần kinh được bảo vệ và cách xa so với chân răng, hơn thế nữa là khoảng xương hàm ngăn cách giữa ống dây thần kinh với răng đủ an toàn để nhổ mà không gây ra bất cứ nguy hiểm gì. Nhưng điều này chỉ là kết quả của việc nhổ răng tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật.

Trường hợp nhổ răng mà bác sĩ không đảm bảo về tay nghề, máy móc nha khoa kém thì rất có thể gây ra những biến chứng như chảy máu kéo dài, sưng mặt. Nếu để lâu dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…và cuối cùng là hỏng cả ổ răng. Điều này không chỉ xảy ra khi bạn nhổ răng cấm mà nhổ răng hàm hay nhổ răng khôn, nhổ răng khểnh cũng có thể xảy ra.

Cách nhổ răng cấm

Chỉ có một cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi nhổ răng là đến địa chỉ nha khoa uy tín, lựa chọn bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Đặc biệt đối với các trường hợp nhổ răng cấm, nhổ răng khểnh hay nhổ răng hàm, nhổ răng khôn. Bởi nếu nhổ sai cách khả năng ảnh hưởng tới dây thần kinh, gây ra những biến chứng khó lường.

rang-cam-la-gi-nho-rang-cam-co-anh-huong-gi-khong-4
Nhổ răng cấm cần thực hiện đảm bảo an toàn

Bạn có thể tham khảo, lựa chọn Phú Hòa Luxury để được tư vấn và thực hiện nhổ răng cấm đúng quy trình, đảm bảo tốt nhất nhé.

Nhổ răng cấm bao lâu thì lành?

Thời gian lành thương khi nhổ răng cấm trung bình từ 2-3 ngày là nhanh, còn 1-2 tuần là chậm, phụ thuộc vào những yếu tố như sau:

+ Kỹ thuật nhổ răng: Nếu nhổ bằng máy siêu âm Piezotome thì nhanh chóng lấy được răng ra khỏi xương hàm, không bị sót chân răng hay ảnh hưởng đến dây thần kinh. Còn đối với phương pháp nhổ răng truyền thống, bác sĩ sẽ phải có những tính toán và thực hiện tỉ mỉ hơn để đảm bảo tối đa cho vết thương sau nhổ

+ Trường hợp người bệnh: Điều này quyết định cực kỳ lớn đến thời gian lành thương của người bệnh. Nếu vết nhổ rộng, cần phải đặt thuốc cầm máu, khâu lại bằng chỉ hoặc bông tự tiêu.

+ Chăm sóc răng miệng sau nhổ: Người bệnh cần nghe lời khuyên của bác sĩ để thực hiện cho đúng, đặc biệt tránh tác động đến vết nhổ.

Sau khi nhổ răng cấm nên ăn gì và kiêng gì?

Bạn cần lưu ý: Ngậm chặt bông gòn trong 30 phút sau khi nhổ để giúp cầm máu. Không dùng nước muối súc miệng vì có thể làm vết thương chảy máu. Không ngậm nước đá vì ảnh hưởng đến các mô răng xung quanh.

+ Về ăn uống: Ăn thức ăn mềm như cháo, súp nhưng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế kẹo ngọt, thực phẩm quá nóng, lạnh, cay, dai.

+ Về vệ sinh răng miệng: Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày với bàn chải có đầu lông mềm. Không sử dụng vật nhọn hoặc dùng tay tác động đến vết thương bởi có thể khiến chúng lâu lành hơn.

Chi phí nhổ răng cấm

Cũng giống như nhổ răng hàm khác, nhổ răng cấm có chi phí tương đương và dao động từ 1.000.000 – 2.000.000đ/răng tùy theo sự phức tạp của răng, bác sĩ thực hiện và đơn vị nha khoa.

Một số đơn vị quảng cáo nhổ răng giá rẻ, tuy nhiên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định, đặc biệt là tính an toàn và đảm bảo không xảy ra biến chứng sau nhổ để tránh “tiền mất tật mang” nhé.

Bạn có thể tham khảo chi phí nhổ răng tại nha khoa Phú Hòa Luxury như sau:

Câu hỏi về răng cấm

Răng cấm và răng khôn có giống nhau không?

Răng cấm và răng khôn là 2 chiếc răng hoàn toàn khác nhau.

+ Răng cấm có tên gọi khác là răng số 6, răng hàm số 6, răng cối lớn. Chúng có vai trò ăn nhai chính trong hàm răng của con người và phải thận trọng khi nhổ bỏ.

+ Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng ngu. Chúng gần như không có vai trò gì và chúng ta có thể nhổ bỏ bất cứ khi nào.

Sở dĩ, dân gian hay nhầm răng cấm và răng khôn là do chưa phân biệt được 2 chiếc răng này, mà chỉ nghe truyền miệng về tên của những chiếc răng trong hàm.

Răng cấm có thay không?

rang-cam-la-gi-nho-rang-cam-co-anh-huong-gi-khong-3
Răng cấm không tự thay được

Răng cấm một khi đã mất đi thì không mọc lại, chúng ta chỉ có thể trồng lại bằng phương pháp làm cầu răng sứ hoặc implant để tái tạo lại chiếc răng đã mất, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Phương pháp trồng răng tối ưu nhất đó là implant, khi có thể thay thế đồng thời chân và thân răng để tránh tiêu xương hàm, sử dụng vĩnh viễn.

Răng cấm lung lay có nên nhổ không?

Muốn trả lời được câu hỏi này, phải xem tại sao răng cấm lung lay? Nếu là do sâu răng nặng, hỏng răng, viêm nhiễm, tai nạn, gãy ngang răng…thì nên nhổ bỏ. Còn nếu lung lay chỉ là do tác động lực nhẹ thì có thể sử dụng một số biện pháp để răng chắc chắn lại.

Khi răng cấm bị lung lay, bạn hãy đến nha khoa để được theo dõi và thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn đến bạn có nên nhổ hay không một cách chính xác nhất.

Để việc nhổ răng được an toàn thì người bệnh nên lựa chọn trung tâm uy tín, quy trình nhổ cần được thực hiện khép kín và tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Hãy liên hệ đến cho nha khoa Phú Hòa Luxury, chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp cụ thể của người bệnh.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *