Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám là thắc mắc chung của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng sâu răng. Để có câu trả lời rõ ràng nhất, xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Răng khôn bị sâu là như thế nào?
Răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3 trong tổng số 3 loại răng hàm của con người. Như những chiếc răng hàm khác, răng khôn cũng rất dễ bị sâu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao chúng lại dễ bị sâu như vậy. Và răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám phụ thuộc vào những trường hợp nào?
Vị trí sâu răng
Răng khôn bị sâu cũng giống như các trường hợp sâu răng thông thường khác. Tuy nhiên, vị trí sâu răng lại phức tạp khiến bác sĩ khó thao tác điều trị. Răng khôn thường bị sâu ở các vị trí như chân răng, mặt răng phía trong cùng; răng khôn bị sâu ở hàm trên khó phát hiện ra,…
Thậm chí có những trường hợp răng khôn mọc ngầm bị sâu. Khiến bệnh nhân không thể phát hiện ra được nguyên nhân đau nhức.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng khôn
- Răng khôn bị ê buốt.
- Đau nhức kéo dài.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Người bệnh thường hay cảm giác bị mắc thức ăn ở răng khôn.
Bạn cần đi khám để xem vị trí sâu răng khôn, mức độ nặng nhẹ. Từ đó mới xác định được là răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng khôn
Sâu răng là vấn đề ai cũng gặp phải, nếu như không biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Các lỗi vệ sinh răng miệng có thể kể đến như:
- Không đánh răng đủ 2 lần/ngày. Chải răng sai cách.
- Sử dụng bàn chải và kem đánh răng không phù hợp.
- Không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Viêm lợi trùm răng khôn được xem là một trong những nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu do viêm nhiễm.
Ngoài ra, vị trí mọc răng khôn là ở phía trong cùng hàm. Nơi có không gian khá nhỏ hẹp. Do đó, thức ăn dễ bị kẹt vào phía mặt răng trong cùng của răng mọc lệch, khiến cho bàn chải đánh răng không thể chải tới được.
Vậy, để xử lý răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám? Mời các bạn cùng xem các cách điều trị răng sâu dưới đây.
Cách xử lý răng số 8 bị sâu
Hàn răng và trám răng
Hàn răng hay còn gọi là trám răng, là phương pháp điều trị răng sâu được sử dụng phổ biến. Bằng cách sử dụng các vật liệu hàn như composite, Fuji,.. Những lỗ sâu sẽ được xử lý sạch sẽ và bịt kín lại.
Tuy nhiên, hàn răng cũng được sử dụng cho trường hợp nhất định. Đối với răng khôn bị sâu, lỗ sâu phải đủ lớn, chưa chạm đến tủy. Quan trọng hơn là lỗ sâu phải ở vị trí dễ nhìn thấy để nha sĩ có thể thao tác điều trị dễ dàng.
Điều trị tủy
Trong trường hợp răng khôn bị sâu đã chạm đến tủy, gây chết tủy. Nha sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy răng khôn cho bạn. Đối với nhiều người, chiếc răng khôn không đóng vai trò quan trọng; nên họ có thể nhổ bỏ răng khôn khi nó đã bị sâu đến tủy.
Và ngược lại, nếu chiếc răng khôn đó quan trọng, hoặc đang thay thế cho răng số 7; thì bạn nên cố gắng giữ lại chiếc răng đó bằng cách điều trị tủy. Sau khi diệt tủy, hãy lên kế hoạch bọc sứ chiếc răng đó lại. Tác dụng của việc bọc sứ sau diệt tủy là ngăn vi khuẩn tấn công trở lại và cải thiện chức năng nhai của răng.
Nhổ răng số 8 nếu sâu răng quá nặng
Nếu răng khôn bị sâu quá nặng, và việc điều trị tủy không còn tác dụng nữa. Thì bạn không nên cố giữ lại chiếc răng này mà nên nhổ ngay lập tức. Do răng khôn nằm ở vị trí gần với nhiều bộ phận khác của cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Với công nghệ hiện đại ngày nay, việc nhổ răng khôn bị sâu rất đơn giản và không gây biến chứng. Khi đến các nha khoa lớn, uy tín, bạn có thể lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm piezotome. Ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến như:
- Nhổ răng êm ái. Nhờ sử dụng sóng siêu âm an toàn với các mô mềm và dây thần kinh.
- Vết nhổ nhanh chóng lành lặn hơn kỹ thuật nhổ răng thông thường.
- Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhiều sau khi nhổ xong.
- Có thể cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ.
Như vậy, răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Cách vệ sinh răng khôn để tránh bị sâu nặng hơn
- Chải răng vào sâu bên trong hàm. Mỗi lần chải cần phải nhẹ nhàng để không làm đau khớp hàm phía trong.
- Lựa chọn bàn chải vừa với kích cỡ răng; Long bàn chải mềm, dễ dàng len vào kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng xong.
- Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa thay cho tăm tre để xỉa răng sau mỗi bữa ăn.
Tăm nước là một loại máy xỉa răng sử dụng áp lực của nước để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng. Sử dụng tăm nước sẽ giúp bạn loại bỏ được hầu hết các vụn thức ăn bị mắc lại. Đồng thời, bảo vệ nướu của bạn chắc khỏe. Đây là sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng thường xuyên.
Câu hỏi thường gặp về răng khôn bị sâu
Sâu răng không nên ăn gì?
Các vi khuẩn sâu răng hoạt động rất mạnh trong môi trường acid được phân giải từ đường. Vậy nên, bạn không nên ăn uống các thực phẩm nhiều đường. Chẳng hạn như: Nước ngọt, bánh, kẹo,…
Sau khi ăn xong cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để vi khuẩn không phát triển mạnh hơn. Đồng thời, bạn nên tới nha khoa để hàn răng sâu lại. Giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng tiếp diễn.
Nhổ răng khôn bị sâu có nên không?
Tùy vào từng trường hợp mà nha sĩ sẽ đánh giá có nên nhổ răng sâu hay không. Đa số các trường hợp nha sĩ đều khuyên bệnh nhân nên giữ lại chiếc răng đó. Bằng cách sử dụng các phương pháp như: Hàn răng, điều trị tủy, bọc răng sứ,…
Bạn nên lựa chọn các nha khoa uy tín để được tư vấn. Tránh vào các nha khoa kém chất lượng, tư vấn sai để khách hàng sử dụng dịch vụ để thu tiền.
Nhổ răng khôn bị sâu có đau không?
Nhổ răng khôn bị sâu có đau không phụ thuộc nhiều vào tay nghề của nha sĩ, phương pháp nhổ răng. Nếu tay nghề bác sĩ kém, khi nhổ răng sâu xong người bệnh sẽ thấy đau nhức kéo dài, lan rộng các vùng xung quanh. Còn trong quá trình nhổ răng sâu bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên sẽ không cảm thấy đau nhức.
Để nhổ răng khôn không đau bạn có thể tham khảo phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome.
Nhổ răng khôn bị sâu bao nhiêu tiền?
Tùy vào từng trường hợp mà mức giá sẽ khác nhau. Mời bạn tham khảo bảng giá dưới đây.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám. Để đặt lịch khám, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline: 0868.288.158.