Răng sâu là một bệnh lý răng miệng thường gặp. Vậy có nên nhổ răng sâu không? Trường hợp nào không nên nhổ răng sâu?
Răng sâu là răng như thế nào?
Một trong những vấn đề răng miệng khiến nhiều người khó chịu hiện nay chính là sâu răng. Sâu răng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ ai. Từ trẻ sơ sinh đến người già, thanh niên hay trung tuổi. Vậy răng sâu là răng như thế nào?
Răng sâu là hiện tượng trên răng xuất hiện nhiều vệt màu và vết lõm màu đen trên bề mặt răng. Những vết lõm này được hình thành từ sự tổn thương mô cứng do các vi khuẩn phá hủy khoáng gây ra.
Bệnh lý này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của con người.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Sự kết hợp giữa vi khuẩn và các mảng bám thức ăn trong khoang miệng sẽ hình thành sâu răng. Chúng làm hỏng men răng và phá hủy răng. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
Do sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng
Sự xâm nhập và phát triển ngày càng nhiều của các loại vi khuẩn có khả năng gây sâu răng như Streptococus mutans, Lactobacillus,.. Sẽ khiến cho răng bị nhiễm khuẩn và bị ăn mòn trong cấu trúc. Gây nên những tổn thương răng miệng và hình thành nên sâu răng. Các loại vi khuẩn này sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có nhiều chất tạo ngọt và axit. Vậy nên, những người ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm có vị chua sẽ dễ bị sâu răng hơn người bình thường.
Do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt
Những người không thường xuyên chải răng hoặc chải răng không đúng cách sẽ dễ bị sâu răng hơn người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng bám thức ăn không được làm sạch. Lâu dần các mảng bám ngày càng nhiều, tạo nên vôi răng. Vôi răng khiến quá trình làm sạch trở nên khó khăn và tạo thành lá chắn cho vi khuẩn phát triển. Gây ra tình trạng sâu răng.
Vị trí sâu răng thường gặp
Vị trí sâu răng thường gặp nhất là ở răng hàm và các kẽ răng. Lý do là tại các vị trí này, quá trình làm sạch răng rất khó có thể làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
Sở dĩ răng hàm dễ bị sâu răng là bởi vì chúng nằm ở vị trí cuối cùng của hàm. Rất khó quan sát và rất khó để làm sạch triệt để. Mặt khác, nơi đây còn là nơi diễn ra các hoạt động nghiền nát thức ăn. Quá trình nghiền nát này cũng tạo ra nhiều mảng bám, mảng bám này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần, nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến sâu răng. Các vị trí sâu răng sẽ lan dần nếu như không có cách điều trị dứt điểm.
Răng sâu nên nhổ hay nên trám?
Khi nào nên trám răng sâu?
Trám răng sâu là một trong những giải pháp tuyệt vời dùng để phục hình và điều trị những chiếc răng bị sâu nhẹ. Phương pháp này giúp bảo tồn và phục hồi chiếc răng bị sâu. Giúp cải thiện chức năng răng miệng, lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra trên thân răng. Và đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho người bệnh.
Tình trạng sâu răng sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn. Và để trám răng đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên trám ở thời điểm mới bị sâu răng. Hoặc đã bị sâu nhưng ở mức độ nhẹ. Vì lúc này các tổn thương chưa thực sự nghiêm trọng và có khả năng hồi phục cao.
Răng sâu có nên nhổ không?
Muốn biết răng sâu có nên nhổ, nhất định bạn cần phải có sự tìm hiểu. Cũng như thăm khám kỹ càng từ các cơ sở nha khoa uy tín. Có như vậy, bạn mới có thể bảo vệ hàm răng của mình. Cũng như chăm sóc răng miệng đúng cách để răng khỏe mạnh.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào bạn cũng cần phải nhổ bỏ răng sâu. Ví như với những trường hợp sâu nhẹ. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng là được.
Tuy nhiên, không vì nhẹ mà bạn được chủ quan trong việc điều trị. Bạn cũng không nên để cho tình trạng răng sâu trở nên trầm trọng hơn vì chậm thăm khám nha sĩ. Lúc ấy, nó có thể gây ra những hậu quả khó lường. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Nhìn chung, để có thể giúp bạn cứu vãn răng, bảo toàn chức năng nhai. Các bác sĩ nha khoa của các cơ sở răng hàm mặt sẽ giúp bạn đưa ra lộ trình cụ thể, chi tiết. Không nơi nào uy tín lại khuyến khích bạn nhổ bỏ răng sâu ở mức độ nhẹ. Họ sẽ giúp bạn giữ răng, cũng như hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Để có hàm răng khỏe, nụ cười xinh.
Quy trình và các phương pháp nhổ răng sâu hiện nay
Quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn
Quy trình nhổ răng sâu tiêu chuẩn cũng tương đối giống với quy trình nhổ răng khôn.
Nhổ răng sâu tiêu chuẩn gồm 5 bước cơ bản. Cụ thể:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trong bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng của người bệnh. Mục đích là để xác định vị trí răng bị sâu cũng như tình trạng sâu răng. Trong bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp x – quang răng để có những đánh giá khách quan và chính xác nhất.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước nhổ răng
Để quá trình nhổ răng an toàn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau này. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch toàn bộ khoang miệng. Các loại nước súc miệng có tính khử trùng sẽ được sử dụng trong bước này. Để đảm bảo làm sạch tất cả các kẽ răng.
- Bước 3: Gây tê
Sau khi làm sạch răng miệng, các bác sĩ tiến hành gây tê. Việc gây tê không những làm giảm cảm giác đau mà còn mang lại cảm giác thoải mái cho người nhổ răng. Tạo điều kiện thuận lợi để việc nhổ răng diễn ra an toàn và đảm bảo.
- Bước 4: Nhổ răng
Trong bước này, các bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nhổ răng được khử trùng. Để loại bỏ hoàn toàn chiếc răng sâu ra khỏi cấu trúc hàm của người bệnh. và kết thúc quá trình nhổ răng.
- Bước 5: Dặn dò sau nhổ răng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình nhổ răng sâu. Tại bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành dặn dò bệnh nhân để các vết nhổ răng mau lành nhất. Cũng như đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc để không xảy ra biến chứng gì sau nhổ răng.
Cũng giống như nhổ răng sâu, nhổ răng khôn cũng cần có những lưu ý nhất định sau nhổ răng. Vì quá trình này thật sự quan trọng và ảnh hưởng đến sự hồi phục sau này.
Các phương pháp nhổ răng sâu hiện nay
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng phổ biến là nhổ răng sâu bằng dụng cụ nha khoa và nhổ răng sâu bằng máy siêu âm Piezotome.
- Nhổ răng sâu bằng dụng cụ nha khoa: Là phương pháp nhổ răng truyền thống sử dụng các dụng cụ nha khoa và lực đẩy tác động vào chân răng để nhổ răng. Các dụng cụ nha khoa bao gồm kìm và bẩy nha khoa. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các trung tâm nha khoa, tuy nhiên nó không thật sự an toàn. Và tỷ lệ thành công phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc sử dụng lực đẩy làm gãy chân răng có thể gây ra cảm giác đau đớn và gây tâm lý sợ đau cho người nhổ răng.
- Nhổ răng sâu bằng máy siêu âm Piezotome: Là phương pháp nhổ răng tiên tiến và hiện đại. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ có thể kiểm soát lượng thuốc gây tê và hoạt động nhổ răng thông qua máy tính. Nhờ đó hoạt động nhổ răng sẽ diễn ra an toàn và đảm bảo hơn. Sử dụng máy siêu âm còn giúp hạn chế tổn thương không mong muốn đến các mô mềm hay dây thần kinh xung quanh. Giúp rút ngắn thời gian lành thương và đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền?
Nhổ răng sâu cho bé
Trẻ em là đối tượng thường bị sâu răng nhất, do thói quen ăn uống cũng như quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Chi phí nhổ răng sâu cho bé dao động từ 200.000 VNĐ/ 1 răng trở lên. Tùy từng tình trạng răng miệng và cơ sở nha khoa tiến hành nhổ răng.
Nhổ răng hàm sâu
Do vị trí nằm ở trong cùng, khó vệ sinh nên răng hàm rất dễ bị sâu. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện thêm răng khôn cũng làm cho răng hàm có khả năng bị sâu nhiều hơn.
Việc nhổ răng hàm sâu là điều cần thiết khi chiếc răng này bị tổn thương nghiêm trọng và không có khả năng hồi phục. Chi phí nhổ răng hàm sâu sẽ thay đổi tùy từng vị trí.
Giá nhổ răng hàm nhỏ vĩnh viễn sẽ từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ/ 1 răng. Và chi phí nhổ răng hàm lớn vĩnh viễn sẽ trong khoảng từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ / 1 răng.
Nhổ răng cửa bị sâu
Răng cửa là chiếc răng nằm chính giữa và có vai trò chức năng quan trọng. Khi bị sâu răng cửa không thể phục hồi và điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng. Các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Và tránh lây lan vi khuẩn sang các răng bên cạnh. Chi phí để nhổ răng cửa bị sâu khoảng 500.000 VNĐ / 1 răng. Mức giá này có thể thay đổi theo các đơn vị nha khoa khác nhau.
Nhổ răng số 6 bị sâu
Răng số 6 là một trong 2 loại răng có vai trò quan trọng nhất của bộ hàm. Nếu như răng cửa có vai trò cắn và phân đoạn thức ăn. Thì răng số 6 lại đóng vai trò như chiếc cối lớn nghiền nát thức ăn để ruột dễ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn hơn. Chiếc răng này tiềm tàng rất nhiều nguy cơ bị sâu răng. Bởi nó nằm sâu trong hàm khiến chúng ta rất khó vệ sinh được sạch sẽ.
Trong trường hợp răng số 6 đã hỏng quá nặng không còn cơ hội để cứu chữa. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành nhổ bỏ. Do răng số 6 chỉ là một trong những chiếc răng thường, nên quá trình nhổ bỏ sẽ diễn ra rất đơn giản. Chi phí để nhổ răng số 6 vào khoảng 500.000 VNĐ cho 1 chiếc răng.
Nhổ răng sâu số 7
Răng số 7 là chiếc răng hàm cuối cùng trên hàm răng của con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát và tiêu hóa thức ăn. Hiện nay chi phí để nhổ răng sâu số 7 dao động từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ cho 1 chiếc răng.
Nhổ răng sâu có ảnh hưởng, nguy hiểm gì không?
Nhổ răng sâu thật chất chỉ là một ca tiểu phẫu nhằm loại bỏ hoàn toàn một chiếc răng không thể hồi phục ra khỏi cấu trúc hàm. Nên nó sẽ không ảnh hưởng nhiều trong trường hợp cơ thể bạn khỏe mạnh và bạn nhổ răng sâu tại cơ sở uy tín.
Trong trường hợp bạn bị các bệnh liên quan đến tim, phổi và máu. Hay bạn bị nghiện thuốc lá lâu năm. Thì nên xem xét việc nhổ răng sâu. Bởi mặc dù chỉ là ca tiểu phẫu nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra khi cơ thể bạn không khỏe mạnh. Việc sử dụng nhiều thuốc lá cũng sẽ là nguyên nhân khiến các vết nhổ răng lâu lành hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng mình có sự lựa chọn sáng suốt về địa chỉ nhổ răng sâu. Vì nếu cơ sở đó không thật sự đảm bảo. Dụng cụ y tế không được khử trùng và tay nghề bác sĩ không thật sự tốt. Thì nguy cơ biến chứng sau này sẽ rất cao. Những biến chứng này không chỉ xảy ra tại vùng nhổ răng. Mà cả những chiếc răng xung quanh cũng rất dễ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
Nhổ răng sâu có đau không?
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ nha khoa tiên tiến thì việc nhổ răng sâu đau đã không còn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Bởi lẽ trước khi nhổ răng sâu, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức trong quá trình nhổ bỏ. Sau khi hết thuốc tê, bạn chỉ có cảm giác hơi tê ở vùng răng mới nhổ một chút. Sau đó, Từ 3 – 5 ngày bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức phần răng bị nhổ bỏ. Tuy nhiên, cảm giác này không rõ ràng và sẽ biến mất nhanh chóng nên bạn không cần quá lo lắng.
Đặc biệt với công nghệ nhổ răng sâu bằng máy siêu âm piezotome. Đầu máy sẽ đi nhẹ nhàng xung quanh cổ răng, các mũi kim sắc bén chuyển động linh hoạt. Chúng sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu. Đồng thời, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh xương răng và ổ răng. Từ đó, răng sẽ tự động rời bỏ chỗ neo đậu của nó một cách nhẹ nhàng, không đau đớn.
Địa chỉ nhổ răng hàm sâu không đau tại Hà Nội
Nhổ răng sâu rất khó, nhất là ở những vị trí nguy hiểm. Nếu không được các bác sĩ có tay nghề cao trực tiếp ứng dụng công nghệ hiện đại thì nguy cơ biến chứng rất cao. Một trong những địa chỉ nha khoa uy tín mà các bạn có thể tin tưởng được đó là Nha khoa Phú Hòa Luxury. Đến với Nha khoa Phú Hòa Luxury bạn sẽ có một ca nhổ răng thành công nhờ các yếu tố:
- Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng.
- Phòng khám khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại.
- Nha khoa Phú Hòa Luxury luôn là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất trong quy trình nhổ răng.
- Toàn bộ quy trình nhổ răng đều đạt chuẩn vô trùng. Không có tình trạng nhiễm trùng hay lây nhiễm trùng chéo.
- Chi phí nhổ răng hợp lý, được tính toán phù hợp với chất lượng dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Câu hỏi về nhổ răng sâu
Răng sâu chết tủy có nên nhổ không?
Răng sâu chết tủy nên nhổ khi vùng ổ răng quanh răng sâu bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi. Và phần chóp của chiếc răng sâu xuất hiện mủ hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Còn nếu như ổ răng và phần chóp răng sâu vẫn có khả năng hồi phục thì không nên nhổ răng. Lúc này bạn có thể tiến hành hàn hoặc trám để bít vùng sâu răng. Cũng như phục hình lại chiếc răng này.
Răng sâu không nhổ có sao không?
Răng sâu không nhất thiết phải nhổ bỏ. Vì việc loại bỏ hoàn toàn một chiếc răng khi không cần thiết cũng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Nếu chiếc răng của bạn bị sâu ở mức độ nhẹ, có thể tiến hành điều trị triệt để. Thì việc không nhổ răng sẽ không ảnh hưởng gì. Còn nếu như răng của bạn đã sâu nặng đến mức không thể hồi phục thì bắt buộc phải nhổ răng. Vì nếu không nhổ thì không chỉ riêng vùng răng sâu mà cả vùng răng xung quanh. Thậm chí là toàn bộ hàm răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Răng sâu đang đau có nên nhổ không?
Răng sâu đang đau có nên nhổ không phụ thuộc vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh. Không bị các bệnh liên quan đến tim, phổi, đường máu và vùng răng sâu bị đau nhẹ. Thì bạn hoàn toàn có thể nhổ răng sâu.
- Nếu cơ thể bạn bị các bệnh liên quan đến tim, phổi, đường máu mà cơn đau xảy ra với cường độ lớn. Thì việc nhổ răng lúc này là không nên. Vì các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để có được biện pháp xử lý đúng đắn nhất, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?
Trong trường hợp răng sâu bị vỡ ở mức độ nhẹ có thể phục hình bằng hàn trám răng hay bọc răng sứ thì không nên nhổ bỏ. Còn nếu răng sâu bị vỡ đến ⅔, không thể phục hình thì việc nhổ bỏ răng là quyết định tối ưu nhất.
Thông qua những thông tin vừa rồi, mong rằng bạn đã có lời giải chính xác nhất cho mình về việc có nên nhổ răng sâu không. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang lo lắng về tình trạng răng miệng của mình bạn nhé.