0868.288.158

Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Tại sao phải đeo hàm duy trì?

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri

Kết thúc quá trình niềng răng lâu dài. Ai cũng mong muốn nhanh chóng loại bỏ mắc cài, khay niềng ra khỏi miệng để ăn uống và thoải mái trò chuyện. Tuy nhiên, các nha sĩ lại yêu cầu bạn sử dụng hàm duy trì ngay sau đó. Vậy hàm duy trì sau niềng răng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chúng và lý do phải sử dụng nhé.

Hàm duy trì là gì?

Khi đến các trung tâm nha khoa để thực hiện niềng răng. Hẳn các bạn đều đã nghe qua về việc đeo hàm duy trì sau niềng răng trong một khoảng thời gian. Điều này là hoàn toàn bắt buộc cho mọi phương pháp niềng răng khác nhau. Vì ở thời điểm niềng răng, các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chuyển biệt để kéo và điều chỉnh răng về vị trí khớp cắn.

Việc này tạo ra những lực tác động lên vùng xương hàm răng và ổ chân răng để dịch chuyển. Chính vì vậy, sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Những bộ phận xương hàm răng và ổ chân răng chưa hoàn toàn ổn định. Với việc ăn uống hàng ngày diễn ra thường xuyên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các răng trở nên xô lệch hoặc chạy về vị trí cũ.

Đây chính là nguyên do để các bác sĩ yêu cầu bạn phải sử dụng hàm duy trì sau niềng răng. Giống như tên gọi của của mình, hàm duy trì sẽ giúp răng của bạn không dịch chuyển lung tung. Nhờ đó, xương hàm răng và ổ răng có thời gian để thích ứng và ổn định.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri
Đeo hàm duy trì giúp ổn định chân răng và khung hàm sau khi niềng răng

Xem thêm: Nên niềng răng hay bọc sứ? Giải pháp nào tốt nhất cho hàm răng của bạn?

Các loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 2 loại hàm duy trì khác nhau gồm: Hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.

Hàm duy trì cố định

Như tên gọi của bản thân, hàm duy trì sau niềng răng cố định thường được gắn cố định lên hàm răng. Loại hàm này được chế tạo từ những dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Hàm duy trì cố định thường được gắn vào mặt trong của răng cửa bằng vật liệu composite.

Ưu điểm của hàm duy trì cố định

  • Mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là với những trường hợp mà bệnh nhân trước khi niềng mà răng xô lệch nhiều.
  • Do được gắn ở mặt trong răng cửa. Điều này giúp cho răng giữ được tính thẩm mỹ rất cao khi sử dụng
ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri
Hàm duy trì cố định được gắn mặt trong răng cửa và không thể tháo rời

Nhược điểm của hàm này

  • Không có khả năng tháo rời. Khi muốn tháo bỏ hàm cố định, bạn bắt buộc phải đến nha khoa để các nha sĩ thực hiện.
  • Sử dụng chất liệu gắn bằng composite. Vì thế ở một vài trường hợp, hàm duy trì có thể bị bung ra. Lúc này bạn cần phải đến nha khoa để gắn lại.
  • Việc vệ sinh yêu cầu nghiêm ngặt và nhẹ nhàng nếu không có thể làm bung miếng gắn composite ở mặt sau răng.

Hàm duy trì tháo lắp

Trái ngược với hàm duy trì cố định, Hàm duy trì sau niềng răng tháo lắp với khả năng tháo lắp dễ dàng. Điều này giúp người đeo dễ dàng trong việc sử dụng. Hiện nay trên thị trường có 2 kiểu hàm tháo lắp thông dụng là:

Hàm duy trì trong suốt

Là phương pháp mang lại tính thẩm mỹ cao nhất trong 3 hàm duy trì. Hàm trong suốt được chế tạo từ nhựa nha khoa an toàn với cơ thể. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm của bạn và gửi đến các các cơ sở chế tạo để đặt riêng cho bạn.

Ưu điểm của hàm duy trì  trong suốt

  • Có tính thẩm mỹ rất cao. Hầu như không thể nhận ra bạn đang đeo hàm duy trì. Điều này giúp bạn sớm khoe được hàm răng đều đặn của bản thân.
  • Giúp củng cố răng nhanh chóng thích ứng ở vị trí mới
ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri
hàm trong suốt sử dụng khay nhựa trong suốt và dễ dàng tháo bỏ

Nhược điểm của hàm duy trì trong suốt

  • Ngoài việc vệ sinh răng miệng kỹ càng. Bạn cũng cần phải vệ sinh bộ dụng cụ đeo để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Điều này còn giúp bạn tránh được các bệnh về răng miệng
  • Có thể làm bạn tiết nhiều nước bọt vì hàm trong suốt làm bạn có cảm giác khô miệng.
  • Chi phí cho hàm trong suốt cao hơn khi so với hàm cố định.

Hàm duy trì kim loại

Không giống với hàm tháo lắp trong suốt. Hàm duy trì sau niềng răng kim loại được chế tạo bằng khung kim loại.

Ưu điểm của hàm duy trì kim loại

  • Do sử dụng khung kim loại, nên hàm duy trì có độ vững chắc cao. Điều này cực kỳ phù hợp cho những người niềng răng mà buộc phải nhổ răng.
  • Chỉ cần sử dụng hàm này vào ban đêm khi đi ngủ. Không cần phải đeo cả ngày như hàm cố định.
ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri
Hàm duy trì kim loại tháo rời được sử dụng ban đêm trước khi đi ngủ

Nhược điểm của hàm duy trì kim loại

  • Người sử dụng sẽ cảm thấy có vị kim loại trong miệng.
  • Hàm duy trì kiểu này có kích thước to hơn so với hàm cố định

Xem thêm: So sánh niềng răng mắc cài pha lê với mắc cài sứ phương pháp nào tốt?

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên, ở thời điểm kết thúc niềng răng. Khu vực chân răng và khung hàm phải chịu một lực kéo lớn. Chính vì thế, xương hàm và răng cực kỳ nhạy cảm và yếu hơn so với trước khi niềng. Ngoài ra, các xương ổ răng cũng chưa hoàn toàn ổn định. Do đó, việc ăn uống có thể khiến cho các răng bị xô lệch và chạy về vị trí cũ.

Chính vì thế, hàm duy trì được sử dụng để có thể chắc chắn rằng, răng sẽ không bị xô lệch khi ăn uống. Đồng thời nó cũng cố định các răng ở vị trí mới cho đến khi ổ chân răng và xương hàm răng đã hoàn toàn ổn định.

Xem thêm: Niềng răng xong vẫn xấu tại sao?

Niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Đeo hàm duy trì kéo dài bao nhiêu lâu

Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ tuổi niềng răng, tay nghề bác sĩ và tình trạng xương hàm.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri
Đeo hàm duy trì sau niềng răng bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
  • Với những ca chỉnh nha ở trẻ em. Bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàm duy trì sau niềng răng đến năm 20 tuổi. Qua đó khung hàm xương có thể phát triển và ổn định hoàn toàn.
  • Ở những bệnh nhân có khung xương hàm chắc khỏe thời gian đeo hàm sẽ rất ngắn. Trung bình từ 1-3 tháng là có thể hoàn toàn kết thúc quá trình.
  • Trong trường hợp, khung xương hàm không đủ khỏe, thời gian có thể kéo dài từ 6 cho đến 12 tháng để ổn định. Ở một vài trường hợp hàm răng yếu, việc đeo niềng răng có thể kéo dài hơn.
  • Ngoài ra, sau khi kết thúc việc đeo hàm duy trì. Nha sĩ sẽ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì từ 3-4 buổi một tuần vào lúc đi ngủ. Quá trình này sẽ kết thúc khi bác sĩ kiểm tra xác định xương hàm bạn đã thích ứng và ổn định 100%.

Cách rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì hiệu quả

Trong trường hợp muốn nhanh chóng cởi bỏ hàm duy trì. Để cho mọi người chiêm ngưỡng hàm răng đều đẹp của bản thân. Bạn nên tìm đến những nha khoa uy tín chất lượng để thực hiện niềng răng. Đến với các nha khoa uy tín, bạn sẽ được thăm khám bởi những bác sĩ tay nghề cao và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Nhờ đó, họ có thể biết rõ cấu trúc khung hàm để làm sao đeo niềng răng tạo ra lực xiết phù hợp nhất. Qua đó, thời gian để khung hàm và ổ chân răng nhanh chóng ổn định.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được cơ sở nào uy tín. Vậy hãy lựa Nha khoa Phú Hòa Luxury làm điểm đến của bạn. Với các trang thiết bị y tế hiện đại được thực hiện bởi những nha sĩ hàng đầu. Điều này sẽ giúp các ca niềng răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và đạt tối ưu nhất. Cùng với đó, thời gian đeo hàm duy trì sẽ được rút ngắn đi nhiều do xương hàm răng và ổ chân răng nhanh chóng ổn định.

Bạn có thể hiện hệ với Nha Khoa Phú Hòa Luxury qua đường dây: 0868.288.158. Hoặc thông qua đường tư vấn dưới đây để nhanh chóng được lên lịch sớm nhất.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *