0868.288.158

Những chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng để đời, không nên bỏ qua! 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ giúp người bệnh có một hàm răng thẳng đều đẹp và có một nụ cười cuốn hút. Đó là lý do vì sao mà phương pháp này đang được áp dụng rất rộng rãi. Là một nhân chứng đã từng thực hiện niềng răng mắc cài. Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng của bản thân. Mong rằng với câu chuyện của riêng mình. Các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo và áp dụng vào trường hợp của mình nhé! 

Mình 25 tuổi và sở hữu hàm răng xô lệch rất mất thẩm mỹ. Hàm răng của mình đã khiến mình tự ti và rất ít khi nở nụ cười rạng rỡ. Mình và gia đình đã muốn niềng răng từ lâu nhưng do hoàn cảnh gia đình không cho phép. Vì vậy, nên mãi cho đến khi có một khoản tiền tiết kiệm riêng. Mình mới đầu tư và quyết định thực hiện đi niềng răng.

kinh nghiệm niềng răng
Chia sẽ quá trình đi niềng răng thực tế

Trước khi niềng răng mình đã lên mạng và tìm hiểu rất nhiều thông tin. “Niềng răng có đau không?”. “Niềng răng tuổi nào thì hiệu quả?”. “ Niềng răng bao lâu thì được?”. Dù vậy, khi tới nha khoa khám mình vẫn rất hồi hộp. Và phải thực sự trải nghiệm quá trình niềng răng các bạn mới biết rằng còn rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tưởng như rất đơn giản này.

Niềng răng và các đối tượng niềng răng phù hợp

Sau khi tìm hiểu trên mạng, thì mình biết rằng độ tuổi niềng răng phù hợp nhất là từ 6 – 12 tuổi. Ở độ tuổi này, xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn. Thế nhưng các độ tuổi 25 vẫn có thể niềng răng. Tuy rằng thời gian niềng sẽ lâu hơn. Nhưng vì xương hàm đã cứng hơn nên khi tháo niềng thì kết quả sẽ cố định. Còn đối với hàm răng chưa phát triển hết có thể sẽ xảy ra hiện tượng tái lệch răng. Do nhiều tác động khác nhau ảnh hưởng đến xương hàm khiến các răng bị xô lệch.

chia sẻ kinh nghiệm niềng răng
Niềng răng và các đối tượng niềng răng phù hợp

Xem thêm: Bao nhiêu tuổi nên niềng răng: Chuyên gia đưa ra đáp án dưới đây!

Lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp

Trong nha khoa có rất nhiều các phương pháp niềng răng khác nhau. Tuy có chung một mục đích là nắn chỉnh răng. Thế nhưng chi phí niềng răng và các trường hợp áp dụng cho mỗi loại niềng là khác nhau.

Phương pháp niềng răng mắc cài

Phương pháp niềng răng mắc cài là phương pháp niềng cổ điển nhất. Xuất hiện từ rất lâu và là tiền đề để phát triển các phương pháp niềng răng sau này. Một số loại niềng mắc cài thông dụng thường được các bác sĩ khuyên dùng là: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong. Bạn có thể đọc kỹ hơn về các phương pháp niềng răng mắc cài tại đây.

kinh nghiệm niềng răng hô
Phương pháp niềng răng mắc cài

Với khoản tiết kiệm nhỏ của mình, thì đây là phương pháp mà mình lựa chọn áp dụng để điều trị. Các bác sĩ cũng khuyên mình dùng phương pháp niềng này để đạt hiệu quả chỉnh răng mỹ mãn nhất. Cụ thể là phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Giá thành của niềng kim loại khá vừa với túi tiền và lại mang lại hiệu quả mỹ mãn. Trong quá trình đeo niềng, mình nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp niềng như sau.

Ưu điểm của các phương pháp niềng răng mắc cài

kinh nghiệm niềng răng có thật
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài

Ưu điểm của các phương pháp niềng răng mắc cài là có thể điều trị cho mọi trường hợp ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Từ chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng của mình. Các bác sĩ nói răng mình bị lệch khá nặng, có những răng quay gần dọc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của mình. Nó còn gây ra một số tác hại trong ăn uống như sai lệch khớp cắn, vết cắn sâu làm chảy máu chân răng, khó vệ sinh và viêm lợi,…. Thật khó để chấp nhận những hệ quả tồi tệ mà hàm răng xô lệch để lại. Và mãi đến năm 25 tuổi mình mới có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.

Được các bác sĩ tư vấn, rằng niềng răng kim loại bây giờ đã thay thế dây thun đàn hồi bằng các ray trượt kim loại. Chúng giúp tác động lực kéo các răng về vị trí cũ một cách liên tục hơn. Hạn chế tối đa những khó khăn do bật dây hay đứt dây chun gây ra trong quá trình niềng răng của người bệnh. Tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Vậy là những trở ngại về dây thun sẽ không còn nữa. Và có thể niềng răng liên tục mà không phải tháo lắp chỉnh cung nhiều lần.

Ngoài ra, thì các phương pháp niềng răng bằng sứ hay niềng răng mặt trong cũng có tính thẩm mỹ rất cao. Giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện niềng răng mắc cài.

Những hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài

Hạn chế mà các phương pháp niềng răng mắc cài nói chung đến từ vấn đề ăn uống và vệ sinh.

kinh nghiệm đi niềng răng thực tế
Hạn chế củ phương pháp niềng răng mắc cài

Các mắc cài là bộ phận quan trọng, móc nối răng với ray trượt để kéo chúng di chuyển theo đúng vị trí cung hàm. Thế nhưng, những chiếc “cầu móc nối” này lại mang tới những cản trở trong ăn uống. Nhất là khi ăn thịt, thịt rất dễ bị mắc vào kẽ răng hay mắc cài. Phải tốn rất nhiều thời gian để có thể lấy hết được thức ăn ra khỏi toàn bộ các mắc cài và răng. Vấn đề này đã được hạn chế đối với loại niềng mắc cài sứ. Thế nhưng để vệ sinh mắc cài, nhất là phần mắc trong răng hàm cũng tốn khá nhiều thời gian.

Phương pháp niềng răng không mắc cài

Mình đã được bác sĩ giới thiệu sơ qua về phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign. Sơ lược qua, thì đây là phương pháp niềng răng sử dụng khay niềng trong suốt. Nó có tính thẩm mỹ cao, rất khó để người đối diện biết được bạn đang niềng răng, đồng thời hiệu quả mà nó mang lại rất tốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại. Nó hỗ trợ trong quá trình chế tác khay niềng là công nghệ và kỹ thuật tân tiến và phải được nhập khẩu từ nước ngoài. Các bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về khay niềng Invisalign tại đây.

chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng
Phương pháp niềng răng không mắc cài

Nhưng phương pháp chỉ được áp dụng cho những trường hợp răng lệch nhẹ, hô, móm và có khớp cắn tương đối chuẩn. Còn những trường hợp răng lệch lạc. Mức độ điều trị khó hơn thì các phương pháp niềng răng mắc cài vẫn là giải pháp điều trị lý tưởng hơn cả.

Niềng răng có đau không?

Chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng có thật của mình, trong khoảng thời gian đầu tiên, từ 1 – 2 tuần thì không tránh khỏi cảm giác bị ê buốt và đau nhức răng. Nhưng sau đó, bạn sẽ không còn cảm thấy ê buốt nữa. Bởi các phương pháp niềng răng hạn chế tối đa sự đau nhức và không hề tác động đến cấu trúc răng. Đảm bảo an toàn cho người dùng.

Niềng răng phải nhổ răng hay không?

Đối với trường hợp hàm của mình thì không phải nhổ chiếc răng nào. Bởi hàm đã đủ chỗ để cho các răng di chuyển. Nhưng một vài trường hợp khác bẩm sinh xương hàm quá hẹp. Nên nếu niềng răng ở độ tuổi trưởng thành sẽ phải nhổ răng đi thì các răng mới có thể dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

trải nghiệm niềng răng
Nhổ răng khi niềng răng là tùy vào từng ca bệnh cụ thể

Đừng lo lắng quá vì nhổ răng là để hỗ trợ quá trình niềng răng nhanh hơn. Ở phần răng trống, các răng khác sẽ lấp đầy những vị trí trống đó. Giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn khi niềng răng. Lúc này, hàm của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường. Quá trình nhổ răng cũng được gây tê và thao tác rất nhanh. Có thể sẽ cảm thấy ê một vài tiếng, nhưng sau đó vẫn có thể ăn uống bình thường.

Quy trình niềng răng mắc cài

Trải nghiệm quy trình niềng răng mắc cài trong sự hài lòng, mình sẽ chia sẻ toàn bộ liệu trình thăm khám và bắt đầu niềng răng cho mọi người.

Thăm khám tổng quát, chụp hàm răng và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp

Khi tới phòng khám, mình được tư vấn tổng quan trước khi thực sự bước vào thăm khám bởi bác sĩ điều trị. Khi gặp bác sĩ, mình được khám sức khỏe răng miệng tổng quát, chụp hình mặt trong và mặt ngoài.

kinh nghiệm niềng răng hô
Thăm khám tổng quát, chụp hàm răng và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp

Như mình tìm hiểu, thì đây là bước kiểm tra xem răng của bạn có gặp các vấn đề răng miệng nào không, có đủ điều kiện để thực hiện niềng răng hay không. Nếu có sẽ phải điều trị trước khi bước vào công đoạn niềng răng. Ngoài ra, việc chụp hình sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt được tình trạng xô lệch của răng. Từ đó có thể thiết kế phác đồ điều trị cũng như tư vấn cho mình các phương pháp niềng răng phù hợp.

Gắn khí cụ

Trước khi thực hiện gắn mắc cài lên răng, thì mình được gắn thun tách kẽ trước. Do tác động lực từ lực đàn hồi của thun, những ngày đầu khá là đau. Và mình không muốn ăn uống gì ở thời điểm này vì răng rất nhạy cảm. Nhưng vẫn cố ăn cháo để lấy sức đi làm. Lâu dần bạn sẽ quen với cảm giác này và ăn uống lại được như bình thường. Thời gian làm quen có thể là 1 tuần hoặc hơn, tùy và khả năng thích nghi của từng người nữa.

Xem thêm: Dây cung niềng răng là gì? Các loại dây cung trong niềng răng

Gắn mắc cài

Những chiếc mắc cài được gắn trực tiếp lên răng, dây cung thì được gắn vào các rãnh mắc để tạo lực nắn chỉnh răng.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ làm bóng bề mặt răng. Tiếp đó là làm khô răng rồi bôi keo dán nha khoa chuyên dụng để gắn các mắc cài. Các mắc cài sẽ cố định và dính chặt trên bề mặt của răng nhờ vào ánh sáng quang trùng hợp. Khi hoàn thiện, bạn sẽ được hẹn tới khám định kỳ 3 – 6 tuần/ lần. Thông thường, tái khám là để kiểm tra lực tác động, vệ sinh răng và niềng, cạo vôi răng. Đảm bảo răng miệng không bị bệnh trong quá trình niềng.

Giai đoạn hoàn thiện

Sau khi các răng đã cố định, đều, đẹp và khỏe mạnh các bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng. Từ chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng thực tế thì chính xác là 23 tháng. Khá chậm so với mặt bằng chung (12 – 20 tháng). Nhưng đổi lại hàm răng của mình rất đều, đẹp và ổn định sau đó. Mình được yêu cầu đeo hàm duy trì mỗi tối, khi đi ngủ để đảm bảo răng không bị xô lệch lại.

kinh nghiệm đi niềng răng
Quy trình niềng răng mắc cài

Cuối cùng là bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ 3 tháng/ lần để đảm bảo chế độ ăn uống của mình và đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng quát của mình sau khi chỉnh nha.

Cách chăm sóc răng niềng

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đều đặn

Vệ sinh răng miệng thường xuyên là thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn nói chung. Không riêng gì những trường hợp hậu niềng răng cả. Mình sẽ liệt kê một số điều nha sĩ đã khuyên mình để các bạn tham khảo nhé!

  • Sử dụng bàn chải đầu tròn, nhỏ và có lông mềm
  • Chải răng 3 lần/ngày
  • Bắt đầu tập thói quen dùng chỉ nha khoa, không dùng tăm để vệ sinh răng
  • Sau khi ăn các loại thức ăn có tính axit cao như chanh, cam, quýt thì không nên đánh răng ngay. Nó sẽ làm bào mòn men răng nhanh hơn, tổn thương cấu trúc răng.
kinh nghiệm đi niềng răng thực tế
Chăm sóc sức khỏe răng miếng rất quan trọng

Xem thêm: Cách chăm sóc, vệ sinh khi niềng răng hiệu quả nhất

Chế độ ăn phù hợp

Chia sẻ từ kinh nghiệm đi niềng răng của bản thân mình thấy rằng việc có riêng cho mình một chế độ ăn trong suốt quá trình niềng là cần thiết. Ví dụ như tăng cường các món ăn chế biến từ sữa, nhiều canxi, các loại rau, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra bạn nên dùng các thức ăn mềm hay được xay nhuyễn như cháo, súp,…. Để giảm tối đa các trường hợp mắc thức ăn, gây khó chịu.

kinh nghiệm niềng răng thực tế
Nên có một chế độ ăn uống phù hợp

Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

Muốn có kết quả niềng răng mỹ mãn, bạn cần bỏ các thói quen xấu từ miệng như thở bằng mồm, cắn móng tay, đẩy lưỡi,…. Và tuyệt đối không cậy, nạy niềng răng trong quá trình đeo niềng.

Mong rằng với những kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng của mình sẽ là lời khuyên hữu ích. Giúp các bạn có ý định đi niềng răng sắp tới bớt hồi hộp và hoang mang hơn nhé!

  • Địa chỉ: Phong lan 1-25, đường Nguyễn Lam, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội
  • Website: https://nhakhoaphuhoaluxury.com
  • Hotline: 0868.288.158

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *