0868.288.158

Răng sâu nặng…đã đến lúc cần nhổ bỏ

rang-sau-nang

Khi xảy ra các bệnh lý về răng, bác sĩ luôn ưu tiên việc bảo tồn cấu trúc của răng thật. Tuy nhiên, nếu răng sâu nặng và bệnh nhân phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm thì đã đến lúc cần phải nhổ bỏ chiếc răng đó. 

Các cấp độ răng sâu

Cấp độ 1

Đây là cấp độ sâu răng nhẹ nhất. Ở cấp độ 1 chủ yếu là sâu men răng. Người mắc bệnh sâu răng ở cấp độ 1 thường chủ quan.

Biểu hiện:

  • Bề mặt răng có sự thay đổi. Răng màu trắng có các vết đốm đen trên bề mặt hoặc thân răng.
  • Chưa xuất hiện các cảm giác đau răng hoặc răng bị ê buốt.
  • Đối với mức độ này, nếu bạn phát hiện răng mình có các biểu hiện trên. Nên đến nha khoa để kiểm tra và ngăn chặn tình trạng răng sâu nặng hơn.
rang-sau-nang
Các cấp độ răng sâu

Cấp độ 2

Sâu răng cấp độ 2 thường xuất hiện các biểu hiện:

  • Sâu răng ngà nông.
  • Khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh người bệnh bắt đầu cảm nhận được sự ê buốt ở răng sâu.
  • Răng sâu xuất hiện các lỗ sâu có màu đen hoặc vàng.
  • Nếu bị sâu răng ở cấp độ 2, các nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ các vết răng sâu rồi dùng vật liệu nha khoa để trám lấp vết sâu.

Cấp độ 3

Đây là mức độ răng sâu nặng. Nếu răng sâu ở cấp độ 2 vẫn không được chữa trị thì tình trạng sâu răng sẽ ngày càng nặng hơn.

Biểu hiện của sâu răng cấp độ 3:

  • Bệnh nhân phải chịu các cơn đau nhức, dữ dội thường xuyên.
  • Cảm giác ê buốt cực điểm khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.
  • Xuất hiện các lỗ sâu một cách rõ rệt.

Cấp độ 4

Cấp độ 4 là cấp độ nặng răng sâu nặng nhất. Tình trạng sâu răng kéo dài và vi khuẩn đã tấn công vào tận trong tủy gây viêm tủy.

Ở cấp độ 3, một số người vẫn chịu được cảm giác đau đớn không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh sâu răng chuyển sang cấp độ 4. Khi bị viêm tủy sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như vùng răng sâu bị áp xe, viêm xương hàm,….

Răng sâu nặng bị viêm tủy nên nhổ bỏ ngay tức khắc. Để không lây lan sang những chiếc răng bên cạnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có thể thấy sâu răng ở cấp độ 3 và 4 được coi là răng sâu nặng và cần phải sử dụng các biện pháp điều trị nha khoa. Mà chủ yếu là nhổ bỏ để khắc phục.

Nguyên nhân khiến cho răng bị sâu nặng

Sâu răng do vi khuẩn

Vi khuẩn có tên Streptococcus Mutans luôn có sẵn ở trong miệng của chúng ta. Nếu việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Và thức ăn chủ yếu là đường và tinh bột vẫn còn bám trên các bề mặt của răng. Thì vi khuẩn này sẽ làm phân hủy thức ăn thành axit.

Lúc này, axit và vi khuẩn sẽ bám dính vào răng tạo thành mảng bám. Trong thời gian dài, những mảng bám sẽ dần ăn mòn bề mặt răng tạo thành các lỗ sâu, lỗ hổng. Gây phá hủy cấu trúc và men răng khiến răng bị sâu.

rang-sau-nang
Các tác nhân gây nên sâu răng nặng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách thì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng. Bạn cần phải làm sạch răng miệng thường xuyên, đặc biệt là sau ăn và trước khi đi ngủ. Cần phải đánh răng đều đặn mỗi ngày để ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn và tránh các biến chứng nặng nề.

Ngoài ra, việc chải răng không đúng cách và chải răng không sạch cũng khiến cho răng sâu nặng. Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng cứng và chải răng theo chiều ngang. Sẽ làm cho cổ răng bị mòn và ngà chân răng bị lộ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập.

Để răng được sạch sẽ hơn, sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa và sau khi đánh răng. Bạn nên dùng nước súc miệng để hạn chế các vi khuẩn gây sâu răng.

Sử dụng thức ăn dễ gây sâu răng

Khi ăn những thức ăn có chứa nhiều tinh bột và đường sẽ rất dễ bị sâu răng. Bởi, những thành phần này thường tạo thành các mảng bám dính chặt trên răng. Đây chính là tiền đề để vi khuẩn cư trú, sinh sôi phá hủy men răng. Do vậy, nếu bạn càng ăn nhiều đồ ngọt và thức ăn chứa tinh bột mà răng miệng không được vệ sinh kỹ càng. Thì sớm muộn cũng sẽ bị sâu răng.

Do trạng thái kết cấu của răng

Ngoài những tác động ngoại lực thì bệnh sâu răng còn xảy ra do kết cấu của răng. Đối với những hàm răng chắc khỏe, thẳng đều, men răng tốt, trắng bóng thì sẽ có khả năng chống lại các yếu tố gây ra bệnh sâu răng. Nếu cấu trúc răng bị khiếm khuyết, sứt mẻ hoặc nứt, vỡ. Thì vi khuẩn dễ dàng bám vào răng gây sâu răng nặng.

Biện pháp điều trị răng sâu nặng

Tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng sâu răng mà bạn có các biện pháp điều trị phù hợp.

rang-sau-nang
Điều trị sâu răng như thế nào

Sâu răng ở mức độ nhẹ

Có nhiều phương pháp để điều trị răng sâu nặng hoặc nhẹ. Đối với răng sâu nhẹ ở cấp độ 1 thì việc điều trị trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Khi điều trị răng sâu ở mức độ nhẹ. Bạn vẫn có thể bảo tồn được răng của mình mà vẫn đảm bảo răng không bị thương tổn bằng các phương pháp:

Tái khoáng: Phần sâu trong răng sẽ được tái khoáng. Các bác sĩ cần sử dụng đến các dung dịch như calcium, flourine, phosphate để trám vào khu vực răng sâu. Phương pháp tái khoáng thường được áp dụng cho tình trạng răng nhẹ, mới chớm bị sâu. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả mà không gây đau đớn.

Dùng thuốc: Sử dụng thuốc để điều trị răng bị sâu bằng cách chấm dung dịch thuốc sát khuẩn vào lỗ sâu. Dùng thuốc chỉ dùng trong trường hợp răng hàm nhai bị sâu.

Sâu răng ở mức độ nặng

Đối với tình trạng răng sâu ở cấp độ 2 và 3, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

Trám răng: Các bác sĩ có thể dùng các chất trám nha khoa hay hỗn hợp sứ hoặc nhựa composite giống với màu răng để trám vùng răng bị sâu.

Bọc răng sứ: Đây cũng là một phương pháp để điều trị sâu răng và ngăn chặn răng bị sâu lại. Bệnh nhân bọc răng sứ sẽ được bọc một lớp sứ lên toàn bộ răng. Răng sứ được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như vàng, sứ nung chảy với kim loại, sứ cường độ cao, nhựa,….

Để có thể thực hiện 2 phương pháp trên. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng sâu một cách triệt để. Sau đó, sử dụng những vật liệu của 2 phương pháp trên để thực hiện.

Răng sâu nặng phải nhổ bỏ

rang-sau-nang
Nhổ răng là phương pháp duy nhất khi bị sâu răng nặng

Khi răng sâu nặng ở cấp độ 4 thì chỉ còn một cách điều trị triệt để nhất đó là nhổ bỏ. Lúc này, răng sâu đã trở nên quá nguy hiểm và tình trạng răng sâu nghiêm trọng khiến chúng không thể khôi phục được thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ. Nhổ răng sẽ ngăn chặn được các biến chứng và tránh được tình trạng lây lan ra những chiếc răng lân cận.

Nha khoa quốc tế Phú Hòa Luxury

Chăm sóc răng hàm và điều trị các bệnh về nha khoa, đặc biệt là điều trị răng sâu nặng là dịch vụ thế mạnh tại Nha Khoa quốc tế Phú Hòa Luxury. Đây là địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy, Tại sao Nha Khoa quốc tế Phú Hòa Luxury lại là một địa chỉ uy tín? Bởi:

  • Sử dụng công nghệ tiên tiến để điều trị: Nha Khoa quốc tế Phú Hòa Luxury luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến để điều trị răng sâu nặng. Tại đây, có trang bị đầy đủ các thiết bị nha khoa đảm bảo điều trị theo đúng quy chuẩn.
  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao: Các bác sĩ có am hiểu chuyên sâu về các bệnh lý về răng hàm. Toàn bộ quá trình điều trị đều do bác sĩ trực tiếp thực hiện.

  • Dù bệnh sâu răng của bạn ở cấp độ nào thì Nha Khoa quốc tế Phú Hòa Luxury cũng đều có thể chữa trị một cách hiệu quả, triệt để và an toàn.
  • Giá cả hợp lý: Mọi chi phí dịch vụ tại nha khoa đều được niêm yết theo bảng giá cố định. Các khoản thu và chi đều ghi rõ trong phiếu để khách hàng có thể theo dõi.

Bảng giá

Chi phí để nhổ răng sâu phụ thuộc vào chiếc răng sâu và vị trí của răng mà bạn cần nhổ bỏ. Bên cạnh đó, giá cả còn tùy thuộc vào các phương pháp kỹ thuật mà bạn lựa chọn.

Trên thị trường, nhổ răng sữa bị sâu có giá 100.000đ và răng thường có giá dao động từ khoảng 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Đối với Nha Khoa quốc tế Phú Hòa Luxury nhổ răng sâu cũng có giá cả giống như trên thị trường.

Răng sâu nặng sẽ khiến cho chiếc răng thật của bạn phải nhổ bỏ. Để tránh tình trạng răng bị sâu nặng, bạn nên phát hiện đúng giai đoạn của bệnh để nhanh chóng điều trị và bảo vệ hàm răng của mình. Nếu thắc mắc về các vấn đề răng sâu hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

(*) Lưu ý kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *