Trồng răng hàm có những phương pháp nào? Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bảng giá trồng răng cho từng phương pháp nhé.
Có những phương pháp trồng răng hàm nào?
Như bạn biết, răng hàm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh hoạt của mỗi người. Không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Răng hàm còn giúp giúp định hình khuôn mặt và vẻ bề ngoài của mỗi người. Việc mất răng hàm khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cũng khiến vẻ ngoài của bạn có nhiều thay đổi rõ rệt như: già dặn, hai bên má hõm vào trong….
Chính vì vậy, trồng răng là cách giải quyết tối ưu nhất. Trồng răng không chỉ giúp cho bạn khôi phục lại khả năng ăn uống bình thường. Mà còn ngăn chặn được tình trạng tiêu biến xương hàm xảy ra. Từ đó, khiến sự thay đổi bề ngoài không xuất hiện.
Hiện nay trên thị trường có 3 phương pháp trồng răng chính là:
- Trồng răng hàm bằng răng giả tháo lắp
- Trồng răng hàm bằng cầu răng sứ
- Trồng răng hàm bằng phương pháp implant
Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền cho từng phương pháp có sự khác nhau rõ rệt. Do mỗi phương pháp đều có sự khác nhau về chất liệu, cách thức thực hiện….
Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền cho 1 răng?
Phương pháp trồng răng hàm bằng răng giả tháo lắp
Là phương pháp truyền thống khá lâu đời. Răng giả tháo lắp được cấu thành từ 2 bộ phận chính là hàm giữ và răng giả. Khung hàm giữ được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng với phần chân được gắn với răng bên cạnh. Răng giả sẽ được gắn trực tiếp lên bên trên của khung hàm giữ.
Vì là phương pháp truyền thống, cùng với việc chế tác dễ dàng. Điều này khiến cho chi phí của phương pháp này khá rẻ.
Mức giá của răng hàm được tính bằng công thức sau:
- Chi phí trồng răng = Số răng cần trồng* giá tiền của một răng
Trong đó: giá tiền cho một răng giả theo phương pháp tháo lắp dao động từ 500.000 đ/răng đến 1.000.000 đ/răng.
Do đó nếu có ý định trồng 1 răng hàm bằng răng giả tháo lắp thì mức giá bỏ ra sẽ dao động từ 500.000- 1.000.000 đồng.
Ưu điểm của răng giả tháo lắp
- Mức giá rất thấp
- Thời gian thực hiện nhanh chóng
- Cách thực hiện đơn giản, không yêu cầu phải mài răng, hay đặt chân trụ vào xương hàm.
Nhược điểm của phương pháp này.
- Việc vệ sinh răng miệng sẽ yêu cầu phải tháo răng giả
- Hiện tượng tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra
- Thời gian sử dụng ngắn. Thông thường, bạn sẽ cần phải thay đổi răng giả sau 3-5 năm
- Việc ăn uống chỉ khôi phục khoảng 30-40%. Đồng thời, bạn cũng ko thể ăn món quá cứng hoặc quá dai.
- Có thể xuất hiện các bệnh về răng miệng nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận
Sử dụng phương pháp cầu răng sứ thì trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền cho 1 răng?
Cầu răng sứ khắc phục đường hầu hết các nhược điểm của răng tháo lắp. Phương pháp này khôi phục răng đã mất bằng 1 dãy răng sứ được gắn chặt lên các răng xung quanh bị mất. Công thức tính chi phí của phương pháp này như sau:
- Chi phí trồng răng= Số răng thực hiện* giá mão răng
Trong đó:
Do phương pháp này yêu cầu phải gắn răng giả dựa vào các răng bên cạnh răng đã mất. Vì thế, nha sĩ buộc phải mài mòn răng xung quanh rồi gắn dãy mão răng sứ phủ lên để tạo sự gắn kết chặt chẽ cho răng đã mất. Nếu bạn bị mất 1 răng, khi áp dụng phương pháp cầu răng sứ thì số răng thực hiện yêu cầu tối thiểu là 3 răng.
Trên thị trường hiện nay mão răng sứ khá đa dạng về chất liệu. Do vậy mức giá cũng khác nhau có thể kể đến là:
- Sứ kim loại thường: 1.000.000 đ/răng
- Sứ kim loại titan: 2.500.000 đ/ răng
- Sứ không kim loại cercon: 5.000.000 đ/ răng
- Sứ không kim loại Nacera: 10.000.000 đ/răng
Qua đó, Nếu bạn có ý định trồng 1 răng bằng phương pháp cầu răng sứ thì mức giá sẽ dao động từ 3.000.000 đ đến 30.000.000 đ/răng.
Ưu điểm của cầu răng sứ so với phương pháp răng giả tháo lắp
- Khả năng ăn uống cao hơn rất nhiều. Đạt 60-70% răng thật
- Tình trạng tiêu biến xương được hạn chế rất nhiều
- Việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn
- Hạn chế xuất hiện các bệnh về răng do kích ứng giữa răng và hàm giả
- Tuổi thọ của cầu răng sứ lâu hơn khá nhiều
Nhược điểm của cầu răng sứ:
- Chi phí bỏ ra cao hơn khá nhiều so với răng giả tháo lắp
- Không có khả năng sử dụng vĩnh viễn. Tuổi thọ của cầu răng sứ vào khoảng 7 cho đến hơn 10 năm.
- Vẫn xuất hiện khả năng năng tiêu biến xương hàm.
- Yêu cầu răng xung quanh phải đủ khỏe để có thể làm giá đỡ cho cầu răng.
- Việc bắt buộc phải mài răng để làm cầu đỡ có thể làm suy yếu chân răng của chân được chọn làm trụ đỡ.
Trồng 2 răng hàm giá như thế nào?
Phương pháp răng giả tháo lắp
Nếu bạn có có ý định trồng 2 răng hàm thì mức giá phải bỏ ra cho phương pháp này sẽ dao động từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng.
Phương pháp cầu răng sứ
Sử dụng công thức ở bên trên:
- Chi phí trồng răng= Số răng thực hiện* giá mão răng
Mức tiền bản phải bỏ ra sẽ dao động từ 4.000.000 đến 40.000.000 đồng cho 2 răng.
Chi phí trồng răng hàm dưới có khác trồng răng hàm trên không?
Qua các công thức tính mức giá trồng răng như trên. Bạn có thể nhận thấy rằng, chi phí trồng răng hàm phụ thuộc chủ yếu vào số răng cần trồng, chất liệu mão răng sứ được sử dụng là chủ yếu. Ngoài ra còn phụ thuộc thêm vào độ phức tạp của từng ca trồng răng. Vì vậy, chi phí trồng răng hàm dưới và chi phí trồng răng hàm trên hầu như không có sự chênh lệch đáng kể.
Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền khi chọn Implant?
Là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Trồng răng sứ implant có cầu tạo gồm 3 bộ phận chính là: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Phương pháp này không yêu cầu nha sĩ phải mài răng hay làm hàm giả để gắn mão răng. Nhờ phần trụ răng được gắn chặt vào khung xương hàm. Cùng với đó khớp nối abutment sẽ đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa mão răng và trụ implant. Nhờ đó mà răng implant sẽ có kết cấu tương tự như một chiếc răng thật.
Chi phí trồng răng hàm bằng phương pháp này được tính bằng công thức sau:
- Chi phí trồng răng hàm= ( giá mão răng sứ + giá trụ và khớp nối abutment) * số răng cần trồng
Giống với cầu răng sứ: giá mão răng sứ phụ thuộc vào chất liệu. Bạn có thể tham khảo giá một số loại sau:
- Sứ kim loại thường: 1.000.000 đ/răng
- Sứ kim loại titan: 2.500.000 đ/ răng
- Sứ không kim loại cercon: 5.000.000 đ/ răng
- Sứ không kim loại Nacera: 10.000.000 đ/răng
Ngoài ra, giá trụ và khớp nối abutment cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định chi phí.
- Trụ Dentium implant có giá: 18.000.000-20.000.000 đồng/trụ
- Trụ Tekka : 24.000.000 đồng/trụ
- Trụ Straumenn implant: 40.000.000 đồng/trụ
Do đó chi phí trồng răng hàm bằng phương pháp implant có giá từ: 19.000.000 đồng/răng đến 50.000.000 đồng/răng.
Ưu điểm của phương pháp implant:
- Khả năng nhai nghiền khôi phục 100% so với răng thật
- Không còn xuất hiện khả năng tiêu biến xương. Do phần trụ được cầy ghép trực tiếp vào xương hàm
- Không phải mài răng xung quanh làm cầu răng. Từ đó, răng xung quanh không bị suy yếu đi.
- Tuổi thọ sử dụng có thể đạt vĩnh viễn nếu được chăm sóc kỹ càng như răng thật
Mặc dù vậy, phương pháp implant vẫn còn một số nhược điểm như:
- Mức giá còn khá cao so với mặt bằng các phương pháp khác. Điều này làm nó gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đại đa số đối tượng.
- Thời gian trồng răng sẽ lâu hơn so với 2 phương pháp cầu răng và răng giả tháo lắp
- Yêu cầu phải chăm sóc tốt như răng thật
Trồng răng sứ hàm trên bao nhiêu tiền?
Do trồng răng hàm trên không có gì khác biệt nhiều so với răng hàm dưới. Vì thế mức giá mà bạn phải bỏ ra cho khi trồng răng hàm trên cũng tương đương so với hàm dưới.
Nếu bạn định trồng 1 răng hàm trên bằng cách răng giả tháo lắp. Thì mức giá sẽ từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/ răng
Với phương pháp cầu răng sứ thì mức giá sẽ dao động trong khoảng 3.000.000 đồng – 30.000.000 đồng/ răng
Đặc biệt phương pháp trồng răng hàm implant thì mức giá bắt đầu là 19.000.000 đồng cho tới 50.000.000 đồng/ răng tùy từng chất liệu mão răng sứ và trụ implant mà bạn lựa chọn.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp thêm hoặc cần tư vấn kỹ càng hơn cho từng biện pháp. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0868.288.158. Bạn cũng có thể để lại thông tin của bản thân thông qua đường link liên hệ bên dưới. Nha Khoa Phú Hòa Luxury sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn nhất ở tất cả các ngày trong tuần để lên lịch và giải đáp thắc mắc của bạn.